Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Thành Phố Bảo Lộc là một thị xã trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, được thành lập năm 1994 trên cơ sở tách huyện Bảo Lộc cũ thành hai đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Thành Phố Sương Mù Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách trung tâm Thành phố Đà Lạt khoảng 110 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km, cách Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 100 km. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng?

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Vào cuối tháng 3/2009, thành phố này chính thức được công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh và ngày 08/04/2020, Chính phủ đã ra Nghị quyết thành lập thành phố Bảo Lộc (trực thuộc tỉnh Lâm Đồng), Bảo Lộc đang trong quá trình đầu tư và phát triển hướng tới là một trong những khu vực có tốc độ phát triển về hạ tầng, cơ sở vật chất,… đứng đầu tỉnh.

Vị trí địa lý Bảo Lộc Lâm Đồng

Theo thông tin khảo sát, diện tích hành chính của Bảo Lộc là 23.256 ha, chiếm khoảng 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng, có thể nói Bảo Lộc chiếm một diện tích khá nhỏ. Một điều khá đặc biết đó chính là phía Đông, phía Nam và phía Bắc đều giáp với huyện Bảo Lâm, riêng phía Tây giáp với huyện Đạ Huoai.

Bên cạnh đó, dân số của Bảo Lộc chủ yếu là người dân tộc Kinh với khoảng 153.000 ngườ trong tổng số 33.045 hộ. Ngoài ra có khoảng 745 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 2,33% dân số.

Địa hình, địa chất

Bảo Lộc có tất cả ba dạng địa hình chính đó chính là thung lũng, đồi dốc và núi cao.

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

  • Địa hình núi cao: Tập trung chủ yếu ở các khu vực phía Tây Nam của thành phố Bảo Lộc, nơi đây bao gồm các ngọn núi khá cao, độ dốc khá lớn, đa phần là loại hình dốc đứng. Địa hình này chiếm diện tích khoảng 2.500 ha, chiếm 11% tổng diện tích toàn thị xã.
  • Địa hình đồi dốc: bao gồm nhiều khối đất đá bazan bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn đồi và các dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao trung bình. Với độ dốc sườn đồi lớn (từ cấp II đến cấp IV), rất dễ bị xói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích toàn thành phố, là địa bàn sản xuất cây lâu năm.
  • Địa hình nơi đây được bao bọc bởi những đồi chè xanh mướt, những vườn dâu rộng lớn,… Đây chính là dạng địa hình chiếm tỷ lệ lớn tại Bảo Lộc.
  • Địa hình thung lũng: Thường xuất hiện tại các khu vực như ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích toàn thành phố Bảo Lộc. Nơi đây có nền đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút khá nhanh, không đọng lại thành các vũng nước lớn như các địa hình khác.
  • Với địa hình bằng phẳng nơi đây rất thích hợp cho cà phê và chè phát triển, nhưng bên cạnh đó người dân trồng dâu và cây ngắn ngày và phát triển một số loại cây ngắn ngày khác.

Khí hậu

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Bảo Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở một địa hình khá cao so với mặt nước biển và tác động của vùng địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những điều đặc biệt sau:

  • Nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng gần 16,6 độ C, nhiệt độ cao nhất rơi vào khoảng 27,4 độ C và nhiệt độ trung bình cả năm rơi vào khoảng 21-22 độ C.
  • Ngoài những hôm mưa phùn lất phất thì Bảo Lộc cũng gây ấn tượng với khách du lịch bởi những hôm có ánh nắng chan hòa, ấm áp. Do đó, số giờ nắng trung bình khá cao khoảng 1.680 giờ/năm, trung bình mỗi ngày sẽ nắng khoảng 4,6 giờ/ngày.
  • Bên cạnh đó, vào những tháng mùa khô thì số giờ năng dao động 6-7 giờ/ngày, vào những tháng mùa mưa thì số giờ nắng khá thấp chỉ khoảng 2-3 giờ/ngày, đặc biệt vào mùa khô thì nắng khá nhiều nhưng nhiệt độ trung bình  không cao chính vì thế tạo nên một nét đặc trưng độc đáo của khí hậu Bảo Lộc, khác với những địa điểm khác tại cao nguyên đầy nắng và gió này.
  • Sau một thời gian đem lại tiết trời khá nóng bức, thì từ tháng 4 đến tháng 11 chính là mùa mưa tại đây, lượng mưa trung bình hàng năm rất cao 2.513 mm, hàng năm thì số ngày mưa trung bình khoảng 190 ngày, đặc biệt tháng 7 và tháng 9 tần suất mưa tập trung và khá dày đặc.

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

  • Do lượng mưa nhiều nên dẫn đến độ ẩm trung bình hàng năm khá cao rơi vào khoảng 80-90%.
  • Tại Bảo Lộc gió thường thổi theo 2 hướng chính đó chính là:
    • Gió Đông Bắc tập trung từ tháng 1 đến tháng 4
    • Bên cạnh đó, gió Tây Nam thì tập trung từ tháng 6 đến tháng 9
  • Nhìn chung thì nơi đây nắng khá ít, độ ẩm không khí khá cao, tần suất xuất hiện sương mù cũng khá dày đặc, cùng với lượng mưa khá cao. Chính những nét đặc trưng về khí hậu đã hình thành một Bảo Lộc vô cùng đặc biết trong lòng du khách.

Thuỷ văn

Mạng lưới sông ngòi cũng khá đa dạng với hệ thống thủy văn bao gồm có ba nhánh sông chính!

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

  • Đầu tiên, phải nhắc đến đó chính là hệ thống suối ĐamB’ri: Bảo Lộc là vùng đầu nguồn của suối ĐamB’ri, phân bố tập trung ở xã ĐamB’ri, đặc biệt rằng phần lớn các nhánh suối tại nơi đây chỉ có nước vào mùa những tháng mùa mưa. Hệ thống suối có khá nhiều ghềnh thác, song song đó có thác ĐamB’ri được đánh giá là một trong những cảnh quan có giá trị rất lớn về du lịch.
  • Không thể bỏ lỡ đó chính là hệ thống suối Đại Bình:Tập trung chủ yếu ở phía nam Quốc lộ 20, có nguồn gốc từ dãy núi cao ở phía nam và tây của thành phố Bảo Lộc. Bên cạnh nhánh sông chính thì có các phụ lưu như: suối DaLab, suối Tân Hồ, suối Đại Bình. Tuy nói là phụ lưu nhưng có lượng nước rất lớn và phong phú, được tận dụng làm nguồn nước tưới ổn định cho thung lũng Đại Bình.
  • Cuối cùng đó chính là hệ thống sông DaR’Nga: Rải rác ở phía Đông thành phố Bảo Lộc, nơi đây chính là ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Lâm. Hệ thống sông DaR’Nga cũng có các phụ lưu lớn trong thành phố Bảo Lộc gồm có: suối DaSre Drong, suối DaM’Drong và suối DaBrian. Hệ thống các dòng phụ lưu này cũng được tận dụng quanh năm để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
  • Một phần không thể thiếu đó chính là hệ thống nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm ở khu vực Bảo Lộc tương đối khá nhiều, chất lượng nước tương đối tốt có thể vừa phục vụ cho sinh hoạt vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp. Nguồn nước không chứa những chất độc hại làm ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Lịch sử

Vào những năm 60 của thế kỉ 20, vùng đất Bảo Lộc trù phú đã được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng (cũ), một vùng đất rộng lớn của tỉnh Đồng Nai Thượng, bao gồm cả huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Cát Tiên cuối cùng là huyện Bảo Lâm mới được tách ra và thành lập sau này. Theo thông tin ghi nhận lại thì vùng Bảo Lộc lúc trước là nơi sinh sống chủ yếu của người Mạ. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Từ những ngày đầu đặt chân đến vùng đất trù phú, rộng lớn này Pháp đã nhận thấy nơi đây có tiềm năng phát triển khá lớn. Vì thế Bảo Lộc đã được người Pháp đặt vấn đề khai thác khá sớm đồng thời cùng với việc xây dựng thành phố sương mù Đà Lạt.

Cuối thế kỉ 19, một phái đoàn người Pháp được ông Ernest Outrey chỉ huy đã tiến hành mở một cuộc thám hiểm để có thể tìm hiểu hết những tiềm năng phát triển của vùng Đồng Nai Thượng và vạch một con đường nối liền vùng này với Bình Thuận. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Đầu tháng 11/1899, Chính quyền Paul Doumer chính thức ký Quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng được đặt tại Djiring (Di Linh ngày nay). Đến đầu năm 1905, Đồng Nai Thượng chính thưcs bị bãi bỏ để sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Cho đến năm1920, Đồng Nai Thượng một lần nữa chính thức được tái lập bao gồm 3 quận: Đơn Dương, Di Linh và cuối cùng là Bảo Lộc.

Vào ngày 19/05/1958, chính quyền Ngô Đình Diệm  đã quyết định đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng và quyết định tách quận Dran ra khỏi tỉnh Lâm Đồng để sáp nhập vào tỉnh Tuyên Đức (hiện nay tương ứng với một phần thành phố Đà Lạt). Lúc này, tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại 2 quận đó là Di Linh và Bảo Lộc. Cho đến cuối tháng 11/1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ chính thức củaLâm Đồng và bắt đầu từ giai đoạn này các công việc nâng cấp, phát triển mở mang đô thị mới cũng bắt đầu được đẩy mạnh và khẩn trương hoàn thành.

Sau 30/04/1975, huyện Bảo Lộc lần lượt tách thành các huyện nhỏ hơn bao gồm Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Cho đến  3 tháng sau vào ngày 11/07/1994, Chính phủ quyết định chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính đó chính là thị xã Bảo Lộc (thành phố Bảo Lộc ngày này) và huyện Bảo Lâm. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Vào mùa xuân năm 2009, Bảo Lộc chính thức được công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh sau một thời gian dài cố gắng và nỗ lực và ngày 08/04/2010, Chính phủ nước CHXHCNVN đã ra Nghị quyết thành lập thành phố Bảo Lộc (chính thức trực thuộc tỉnh Lâm Đồng).

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Cơ cấu dân số

Theo số liệu được thống kê vào năm 1999, dân số Bảo Lộc lúc bấy giờ có khoảng 135.313 người. Nguồn gốc hình thành dân số Bảo Lộc được chia làm 3 nhóm như sau:

Theo thông tin ghi nhận lại thì trong số các dân tộc bản địa, dân tộc Mạ chiếm tỷ lệ cao nhất so với các dân tộc còn lại. Xuất hiện từ khá sớm, người Mạ là tổ chức xã hội duy nhất có tính xã hội tương đối hoàn chỉnh, tương đối độc lập và tách biệt khép kín về khu vực canh tác, khu vực cư trú nên cuộc sống của họ khá khó khăn. Với những quy định xã hội chặt chẽ, hiện nay một bộ phận vẫn còn giữ lối sản xuất theo tự nhiên, không nhờ vào sự hỗ trợ của máy móc nên cuộc sống không phát triển bằng các dân tộc còn lại.

Tiếp theo đó chính là người Kinh. Họ đến sinh sống tại Bảo Lộc trước năm đất nước thống nhất, thường sống tập trung ở các phường Lộc Tiến, Lộc Phát, xã Lộc Châu, Lộc Thanh, Lộc Nga, dọc theo quốc lộ 20, được tiếp cận với lối sản xuất hiện đại từ khá sớm,  đầu tư cơ sở hạ tầng để phát giúp phát triển kinh tế, chủ động tiếp cận sớm với cơ chế thị trường, năng động, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, nên cuộc sống nhanh chóng tốt lên. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Bộ phận còn lại đó chính là người Kinh đến Bảo Lộc sau khi đất nước được thống nhất, giặc ngoại xâm bị đanh đuổi. Bao gồm nhiều tỉnh thành của cả nước đến lập nghiệp, đã có những đóng góp nhất định về phát triển kinh tế – xã hội, an ninh chính trị, trật tự xã hội, đa số họ có gốc từ những tỉnh khác do cuộc sống do khăn nên họ tập trung về đây. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Bên cạnh đó do dòng người đổ về quá ồ ạt, bắt đầu thiếu vốn đầu tư và kết cấu hạ tầng chậm phát triển nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng không phát triển kịp với nhu cầu người dân sinh sống. Được nhận định đây chính là một cộng đồng dân cư đa dạng, chưa thuần nhất, đa số chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hàng hoá nên phát triển kinh tế tương đối còn chậm.

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Kinh tế

Không giống với Đà Lạt tập trung theo hướng đẩy mạnh phát triển du lịch, Thành Phố Bảo Lộc được khai thác khá mạnh về nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình sản xuất khác. Nơi đây có rất nhiều nông trang, đồn điền đã được các tập đoàn người Pháp lập nên từ những năm 1930 -1940 mục đích để trồng chè, cà phê và nhiều cây nông nghiệp ngắn ngày, dài ngày khác. Nhờ sự chăm chỉ cùng với sáng tạo, nhân dân ta dần dần phát triển trồng cây dâu tằm, cây ăn quả và nhiều loại cây mang lợi ích kinh tế khác.

Từ lâu, vườn chè bát ngát, bao la đã trở thành một biểu tượng khi nhắc về Bảo Lộc. Các loại chè nơi đây có một lịch sử phát triển khá lâu đời tại Bảo Lộc (hơn nửa thế kỉ tồn tại và phát triển) dần dần đã khẳng định ưu thế tuyệt đối mặc dù có những giai đoạn thụt lùi hay chỉ “dậm chân tại chỗ”  do nhiều yếu tố khác nhau tác động. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Cho đến hiện tại, cây chè Bảo Lộc vẫn tiếp tục phát triển về diện tích và sản lượng được người dân trong và ngoài nước ưa chuộng. Cuối thế kỉ 20, Bảo Lộc đã có khoảng 8.743 ha chè với sản lượng 45.311 tấn chè búp tươi (được hái tươi tại các vườn chè), trong đó khu vực quốc doanh đã chiếm gần 20% diện tích và 70% thuộc về công suất chế biến. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tại thành phố Bảo Lộc đã hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá cao, gắn được sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Cây chè (hay trà) gần như chiếm vị trí độc quyền trên thị trường ở các tỉnh phía Nam. Cùng với từng đấy năm phát triển, đến nay thị trường xuất khẩu chè được tiếp tục mở sang các nước Cộng hoà Liên bang Nga, Pháp, châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ, Xin-ga-po, Hồng Công, Đài Loan, Ả Rập và nhiều quốc gia khác.

Phổ biến không kém cây chè đó chính là cà phê: Hiện tại Bảo Lộc có 6.144 ha cà phê với sản lượng sản xuất lên đến 8.478 tấn cà phê nhân (nguyên chất), đứng vị trí thứ 4 sau Di Linh, Lâm Hà và Bảo Lâm. Cà phê từ lâu là đã một loài cây mang lại giá trị xuất khẩu rất cao, hoàn toàn thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại thành phố Bảo Lộc. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Loài cây thứ 3 mang đến giá trị kinh tế cũng khá cao đó chính là cây dâu: Thành Phố Bảo Lộc là địa phương hoàn toàn có điều kiện để ta tin rằng có thể đưa ngành dâu tằm tơ trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật tiên tiến, có quy mô lớn, khép kín từ khâu nuôi tằm đến ươm tơ, dệt lụa bảo đảm nguồn sản phẩm được cho ra hoàn toàn chất lượng. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Đến hiện tại được sự đầu tư của Trung ương và địa phương, Liên hiệp Dâu tằm tơ Việt Nam chính là trung tâm thu hút vốn đầu tư kỹ thuật đã hình thành hệ thống công nghiệp cũng như kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh cùng với việc đầu tư nhiều máy móc hiện đại. Vào thời gian gần đây, thị trường thế giới liên tục biến động mạnh, do đó diện tích trồng dâu nuôi tằm ở Bảo Lộc đã giảm sút một lượng không nhỏ, chỉ trong 4 năm từ 1995 – 1999 đã sụt gảm khoảng 2000 tấn lá dâu tằm.

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Những năm gần đây, cây ăn quả cũng dần được phát triển mạnh và đem lại hiệu quả cao nhờ có đặc điểm là cho sản phẩm trái mùa với các tỉnh phía Nam như các loại chôm chôm, bơ, sầu riêng và nhiều loại trái cây khác. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Nền công nghiệp của thành phố Bảo Lộc chiếm trên 40% tỉ lệ công nghiệp của cả tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các ngành từ chế biến trà, cà phê, se tơ, dệt, may mặc… hình thành nên một quy trình khép kín. Với các nhà máy, xí nghiệp tập trung ở Khu Công nghiệp Lộc Sơn, Phường II và khu vực xã Đại Lào được đầu tư các công nghệ hiện đại tiên tiến.

Thành phố Bảo Lộc chính là thủ phủ của ngành dâu tằm tơ, có các nhà máy chế biến tơ tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng như nhà máy se tơ dệt lụa tơ tằm Á châu và với các vườn dâu được chăm sóc phát triển thật tốt nhằm đem lại nguồn thức ăn tốt nhất cho tằm để có thể đem lại một lượng tơ tằm chất lượng nhất. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Nơi đây còn có tiềm năng rất lớn về phát triển ngành khai thác và chế biến các loại khoáng sản. Với trữ lượng lớn bô xít và cao lanh, trong đó bô xít có khoảng 378 triệu tấn với trữ lượng loại C1 (có hàm lượng Al2O3=44,69%; SiO2=6,7%) là 209 triệu tấn. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Bưu chính – viễn thông những năm gần đây cũng phát triển mạnh, đạt chỉ tiêu 7 máy/100 dân; tổng đài điện tử EWSD 3.000 số phục vụ thông tin liên lạc trực tiếp trong và ngoài nước, nhằm đảm bảo sự kết nối tốt nhất cho người dân sinh sống tại đây. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Song song, ngành phát thanh – truyền hình không ngừng lớn mạnh, toàn thành phố được đầu tư và đã có 1 đài phát thanh – truyền hình và 9 đài truyền thanh ở các xã, phường, bảo đảm nhu cầu cập nhật thông tin và giải trí của người dân. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Du lịch

Tuy không phát triển du lịch mạnh mẽ được như Đà Lạt nhưng Bảo Lộc cũng có khá nhiều thắng cảnh như đèo Bảo Lộc, thác Đam Bri, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn, núi Đại Bình, suối Tân Thanh,… vẻ đẹp còn khá hoang sơ và được giữ vẻ nguyên bản ban đầu.

Ngoài ra, còn có những vườn, đồi trà rộng lớn, phía sau là những ngọn núi cao cùng với những thung lũng huyền bí đã làm cho Bảo Lộc càng thêm xinh đẹp, bao la, trù phú, mang đến một khí hậu thật tuyệt vời cho thiên nhiên nơi đây. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Đặc trưng với khí hậu mát mẻ quanh năm nên đây là nơi lý tưởng để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng. Thành phố Bảo Lộc có nhiều cảnh đẹp như: Thác ĐamB’ri, thác bảy tầng, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn… và nhiều địa điểm nổi tiếng khác.

Nổi tiếng nhất đó chính là khu du lịch ĐamB’ri nổi tiếng với thác nuớc hùng vĩ cao 57m và các cánh rừng nguyên sinh, là nơi có thể nghỉ dưỡng, cắm trại,… hay đơn giản chỉ là đi dạo tại các vườn trà, dâu nơi đây. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Giáo dục, y tế

Bên cạnh các lĩnh vực nh trên thì hệ thống giáo dục mẫu giáo, phổ thông cũng được chú trọng đầu tư và phát triển tốt. Vào những năm cuối thể kỉ 20 trên toàn thị xã có 38 trường với tổng số 35.868 học sinh. Trong đó trường kỹ thuật và dạy nghề Bảo Lộc (trước đây là Trường Nông Lâm Súc được thành lập từ năm 1959) đã có những tác động tích cực cho vùng sản xuất chuyên canh chè, cà phê, dâu tằm của thị xã.

Sức khỏe của người dân cũng được quan tâm, chăm sóc do đó mạng lưới y tế đã được phát triển tận cơ sở xã phường và từng bước được xã hội hoá, có các phương tiện chữa trị hiện đại phục vụ tốt cho người dân. Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng

Trên đây là bài chia sẻ của Thiện Bình về chủ đề “Tiềm năng Bảo Lộc Lâm Đồng”, nếu anh chị có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì hãy comment bên dưới nhé.

5/5 - (16 bình chọn)

Leave a Reply