Cao tốc Bến Lức – Long Thành

Cao tốc Bến Lức – Long Thành được triển khai từ tháng 7/2014 được kì vọng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế khu Nam Sài Gòn, các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ. Bất động sản liên quan được hưởng lợi lớn từ hạ tầng giao thông hoàn thiện hơn. Sau đây, hãy cùng Thiện Bình tìm hiểu chi tiết về chủ đầu tư, thông số đường, lộ trình cao tốc, giai đoạn, tiến độ thực hiên,… Cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Tổng quan cao tốc Bến Lức – Long Thành

  • Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
  • Tổng chiều dài: 57,09 km. Chiều dài xây cầu và cầu cạn: 20km.
  • Các địa phương đi qua: tỉnh Long An (5,12 km), TP.HCM (27,43 km) và Đồng Nai (25,25 km).
  • Tổng mức đầu tư (giai đoạn 1): 31.320 tỷ đồng.
  • Nguồn vốn: 3 nguồn là vốn vay ADB, JICA và vốn đối ứng.
  • Điểm đầu: nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
  • Tiêu chuẩn đường cao tốc: loại A.
  • Số làn xe: 4 làn xe lưu thông và 2 làn dừng khẩn cấp.
  • Vận tốc thiết kế: 100km/h.
  • Số lượng nút giao cắt và lối thoát: 6.
  • Điểm cuối: nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Thời điểm khởi công: tháng 7/2014.
  • Thời điểm hoàn thành (dự kiến): 2024.

Lộ trình cao tốc Bến Lức – Long Thành

  • Điểm đầu – nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
  • Xã Mỹ Yên (huyện Bến Lức, Long An).
  • Xã Phước Lý, Long Thượng (huyện Cần Giuộc, Long An).
  • Xã Bình Chánh, Tân Quý Tây, Hưng Long, Đa Phước (huyện Bình Chánh, TPHCM).
  • Xã Nhơn Đức, Long Thới (huyện Nhà Bè, TPHCM)
  • Xã Bình Khánh (huyện Cần Giờ, TPHCM).
  • Xã Phước Khánh Vĩnh Thanh, Phước An, (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai).
  • Xã Phước Thái (huyện Long Thành, Đồng Nai).
  • Điểm kết thúc – nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Có 4,89 km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An gồm hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc, 24,92 km đi qua Thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, và 27,28 km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.

Thông tin thêm, ở giai đoạn 1, điểm cuối nằm tại nút giao với Quốc lộ 51. Điểm cuối dự án giai đoạn 2 tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

cao tốc Bến Lức - Long Thành trên bản đồ

Ý nghĩa và lợi ích cao tốc Bến Lức – Long Thành

Cao tốc Bến Lức – Long Thành giúp kết nối vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án như mảnh ghép hoàn hảo cho bức tranh giao thông thông suốt ở các tỉnh miền Tây, miền Đông, TPHCM. Giao thông thuận lợi giữa các tỉnh sẽ thúc đẩy kinh tế – xã hội – văn hóa các tỉnh.

Bất động sản ở các khu vực có liên quan đều hưởng lợi từ cao tốc. Nhất là Nam Sài Gòn với hàng loạt dự án ấn tượng như Zeitgeist Nhà Bè (GS Metrocity Nhà Bè cũ) rộng 350ha của ông lớn Hàn Quốc GS E&C, Celesta Rise Nhà Bè từ Keppel Land và Phú Long.

Đọc chi tiết về các dự án HOT khu Nam Sài Gòn:

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về dự án xung quanh cao tốc Bến Lức – Long Thành, xem thông tin hình ảnh, tham quan thực tế dự án, xem bảng giá, chỉ cần liên lạc với chúng tôi theo khung chat nhanh trên trang web này hoặc điện thoại/Zalo 0909190247 – Thiện Bình để được tư vấn nhiệt tình 24/24.

Zeitgeist XII River County 1 GS Metrocity Nhà Bè

Nguồn vốn dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành

Tổng vốn đầu tư toàn dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng (khoảng 1,607 tỷ USD). Tính ra, đơn giá để xây dựng mỗi ki lô mét cao tốc này là 28,2 triệu USD/km – một mức đầu tư cao kỷ lục so với các tuyến đường cao tốc khác trên thế giới. Lý do vì dự án đi qua vùng địa chất, thủy văn rất phức tạp nhiều sông, vùng sình lầy nên phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn.

Nguồn vốn dự án gồm có 636 triệu USD vay từ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), 635 triệu USD vay từ Chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), còn lại 337 triệu USD là vốn đối ứng ngân sách Nhà nước.

Nguồn vốn được vay ở các thời điểm khác nhau nên có các đoạn khác nhau được triển khai theo thời gian khác nhau:

  • Đoạn 1: (phía Tây) dài 21,1 km (gồm 5 gói thầu A1, A2-1, A2-2, A3 và A4): Sử dụng vốn vay ADB (hình thức vay thông thường – OCR, Nhà nước vay ADB và cho VEC vay lại), Hiệp định vay lần 1 số 2730-VIE kết thúc ngày 30/6/2019.
  • Đoạn 2 dài 10,7 km (gồm 3 gói thầu J1, J2 và J3) sử dụng vốn vay ODA của JICA (hình thức vay ưu đãi – STEP, Chính phủ vay JICA và giao cho VEC quản lý), Hiệp định vay lần 1 số VN11-P3 kết thúc 27/2/2017, Hiệp định vay lần 2 số VN14-P3 kết thúc ngày 17/7/2024.
  • Đoạn 3 (phía Đông) dài 25,3 km (gồm 3 gói thầu A5, A6 và A7) sử dụng vốn vay ADB (hình thức vay thông thường như đối với Hiệp định vay lần 01), Hiệp định vay lần 2 số 3391-VIE kết thúc ngày 31/12/2023.

Các gói thầu cao tốc Bến Lức - Long Thành

JICA – cơ quan cấp vốn cho dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành

Dự án do Japan International Cooperation Agency (JICA) hay dịch qua tiếng Việt là Cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản hỗ trợ vốn. Đây là cơ quan duy nhất viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua 3 hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật, Hợp tác vốn vay và Viện trợ không hoàn lại. Có nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội bằng tăng cường hợp tác quốc tế giữa Nhật Bản với các quốc gia khác, JICA hoạt động mạnh mẽ tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Họ đã giúp phát triển đời sống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giúp tăng trưởng kinh tế, tăng cường bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước, năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.

Văn phòng JICA Việt Nam Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Quá trình phát triện của JICA tại Việt Nam như sau:

  • Năm 1992, JICA bắt đầu các hoạt động hợp tác tại Việt Nam bằng việc cử chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam và tiếp nhận học viên đi đào tạo tại Nhật Bản.
  • Năm 1994, ký kết Công hàm về Cử Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản.
  • Năm 1995 Chính thức thành lập Văn phòng JICA Việt Nam tại Hà Nội. Bắt đầu cử Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản.
  • Năm 1998 Ký kết Hiệp định Hợp tác Kỹ thuật Việt Nam – Nhật Bản.
  • Năm 2002, thành lập Văn phòng Liên lạc JICA tại TP Hồ Chí Minh (Nay là Văn phòng JICA Việt Nam- Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh).
  • Tháng 10/2008, hình thành JICA Mới (Bộ phận vốn vay ODA của JBIC sát nhập với JICA thành JICA Mới).

Từ năm 2002, theo Chương trình Đối tác Phát triển của JICA, đã và đang thực hiện 143 dự án trong nhiều lĩnh vực như: cải thiện hệ thống cấp và thoát nước, tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai của cộng đồng, phát triển nông nghiệp nông thôn, chăm sóc y tế, quản lý môi trường, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phụ trợ, v.v.
Ông Shimizu Akira - Đại diện của JICA Việt Nam

Ông Shimizu Akira – Đại diện của JICA Việt Nam.

Tiến độ cao tốc Bến Lức – Long Thành

Tiến độ năm 2021

Tình hình xây dựng các đoạn của cao tốc

  • Đoạn 1: khối lượng thi công đạt 87,2%, dừng thi công từ năm 2019.
  • Đoạn 2: khối lượng thi công đạt 84,6%, dừng thi công từ năm 2019, nhà thầu Nhật Bản đang khiếu nại.
  • Đoạn 3: khối lượng thi công đạt 42,7%, nhờ hiệp định vay được gia hạn, các nhà thầu đang triển khai thi công nhưng với tiến độ khá chậm.

Tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành

Công văn báo cáo vướng mắc cao tốc Bến Lức – Long Thành tháng 2/2021

Đầu tháng 2/2021, Bộ Giao Thông Vận Tải có công văn số 1016/BGTVT, trình Thủ tướng Chính phủ về tiến độ xây dựng, những vướng mắc trong quá trình thực hiện cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Ông Lê Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải cho hay các bên có liên quan đã nỗ lực rất nhiều, song vốn đối ứng để dành cho việc giải phóng mặt bằng, vốn nước ngoài cho đoạn sử dụng vốn vay JICA (gói J1, J3) vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Gốc rễ của sự việc thiếu vốn phải được giải quyết bằng cách tái cơ cấu nguồn vốn các dự án của chủ đầu tư VEC. Bộ Giao Thông xác nhận Chính phủ đã giao cho Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị về nội dụng vốn của cao tốc.

Cụ thể, Bộ KH&ĐT cùng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương hoàn thiện dự thảo Đề án tái cơ cấu nguồn vốn các dự án của VEC (lần 7) về chủ trương chuyển đổi vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách Nhà nước trình Ban Cán sự Đảng Chính phủ trong tháng 2/2021. Từ đó Bộ Chính Trị cho ý kiến về chủ trương làm cơ sở trình Quốc hội xem xét điều chỉnh sửa đổi các văn bản liên quan trong kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Bộ GTVT giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương chỉ đạo thực hiện thủ tục thẩm định phương án tài chính các Dự án của VEC để có cơ sở xem xét đề xuất của VEC đối với việc thẩm định lại phương án tài chính, phương án trả nợ của Khoản vay ADB lần 2 (3391-VIE) để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương sử dụng vốn để thi công hoàn thành đoạn tuyến phía Tây của Dự án.

Để giải quyết trong trước mắt, VEC được cho sử dụng các khoản nhàn rỗi chưa đến hạn trả nợ để thanh toán ngay số tiền khoảng 15 triệu USD khối lượng đã thực hiện cho các Nhà thầu. Việc này giúp giảm thiệt hại khi đơn vị thi công kiện cáo việc thanh toán chậm và chi phí cho thời gian ngừng thi công. Lãnh đạo Bộ GTVT cũng đề nghị rằng VEC chịu trách nhiệm trước pháp luật về cân đối dòng tiền, đảm bảo khả năng trả nợ các khoản vay theo quy định.

Cầu Phước Khánh bị tàu 8.000 tấn mất lái đâm gãy cẩu thi công cầu Phước Khánh

Sáng ngày 21/2/2021, tàu container Phúc Khánh đã đâm gãy cẩu thi công cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, TPHCM. Vụ đâm tàu ở cầu Phước Khánh ước tính thiệt hại 20 tỷ đồng, chủ yếu do một cẩu thi công bị gãy và chìm xuống lòng sông, phải mua mới và lắp đặt lại.

Đọc chi tiết Đâm tàu ở cầu Phước Khánh – Thiệt hại 20 tỷ đồng

Vụ tai nạn hàng hải không gây thiệt hại về người và kết cấu cầu không bị hư hỏng, nhưng thể hiện sự lãng phí cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro khi công trình lớn như cao tốc Bến Lức – Long Thành bao gồm cầu Bình Khánh và Phước Khánh cũng như các hạng mục khác thi công dang dở.

Đâm tàu ở cầu Phước Khánh

Đọc thêm về:

Cầu Bình Khánh – Tất cả thông tin cần thiết và tiến độ

Cầu Phước Khánh – Những gì bạn cần biết

Khối dự án thi công dang dở gay lãng phí và rủi ro về an ninh

Sau 2 năm thi công, khối lượng dự án giá trị hàng chục tỉ đồng không được đưa vào khai thác đúng dự kiến gây ra lãng phí. Ngoài ra, một nỗi lo lắng của Bộ giao thông vận tải, chủ đầu tư VEC và các nhà thầu thi công chính là công tác an toàn, an ninh tại khu vực có dự án thi công. Nhiều đơn vị thi công đã rút bới máy móc, thiết bị, công nhân chỉ còn lượng nhỏ đủ để trông coi công trình. Nhiều địa điểm có tình hình an ninh phức tạp.

Ông Trần Quang Tuyến Phó Tổng giám đốc Công ty LHXD Vạn Cường, một trong những đơn vị thi công tại dự án cho biết chủ đầu tư đã liên tục đôn đốc, kiểm tra giám sát nhưng việc đảm bảo an toàn và an ninh ở khu vực thi công vô cùng khó khăn, nhất là việc bên công ty thi công không được thanh toán trong thời gian dài. Không chỉ Vạn Cường mà toàn bộ đơn vị nhận thi công mong muốn cơ quan có thẩm quyền giải quyết khúc mắc, bố trí vốn để hoàn thành xong công trình. Việc này đảm bảo dự án được đưa vào vận hành sớm và giảm thiểu rủi ro tương tự như ở Cầu Phước Khánh.

Rủi ro tiềm ẩn cao tốc Bến Lức – Long Thành bị dừng lâu ngày

Tiến độ năm 2019

Từ tháng 1/2019, việc thi công các gói thầu khác tại Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành buộc phải giãn tiến độ. Lý do chính ở đây là chưa được bố trí kế hoạch vốn bởi vướng mắc quy định tại Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018, với quy định “chưa phân bổ nguồn vốn nước ngoài cho Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam”.

Tiến độ năm 2014 – khởi công

Sáng ngày 19/7/2014, tại ấp Bình Thuận, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM, Bộ Giao Thông Vận Tải khởi công xây dựng Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (gói thầu J2). Tổng số vốn đầu tư hơn 1,6 tỷ USD. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo nhà nước, đại diện chủ đầu tư, nhà thầu, và nhiều người khác cũng tham gia buổi lễ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi lễ và đưa ra nhận định đây là dự án đường cao tốc dài nhất và có vốn đầu tư lớn nhất Miền Nam vào thời điểm hiện tại. Dự án có ý nghĩa rất quan trọng về phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng – an ninh của khu vực phía Nam, nhất là góp phần lớn trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Lễ khởi công cao tốc Bến Lức – Long Thành

Đánh giá post

Leave a Reply