Cầu Bình Khánh

Cầu Bình Khánh là cầu dây văng đường bộ bắc qua sông Soài Rạp, nối hai huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ của TPHCM. Cầu thuộc dự án đường Cao tốc Bến Lức – Long Thành, có vốn hơn 4,69 tỉ yên Nhật và 3.017 tỉ đồng. Cùng với Cầu Phước Khánh, cầu này có độ tĩnh không thông thuyền lớn nhất Việt Nam hiện nay. Khởi công năm 2015, cầu khi xây xong được kì vọng mở ra nhiều cơ hội mới cho kinh tế, xã hội, văn hóa và bất động sản khu vực liên quan như Nam Sài Gòn, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Cần Giờ, toàn thành phố Hồ Chí Minh,…

Tổng quan Cầu Bình Khánh

  • Tên dự án: Cầu Phước Khánh.
  • Thuộc dự án: Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
  • Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
  • Gói thầu: J1.
  • Nhà thầu thi công: liên danh nhà thầu Shimizu Corporation (Nhật Bản), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật Vinaconex (Vinaconex E&C).
  • Tổng vốn đầu tư: hơn 4,69 tỉ yên Nhật và 3.017 tỉ đồng.
  • Tổng chiều dài: 2.764m.
  • Chiều rộng: 21,75m.
  • Số làn xe: 4.
  • Chiều dài nhịp chính: 375m, chiều cao 2 trụ: 155m.
  • Tĩnh không thông thuyền: 55m.
  • Tốc độ xe: 80km/h khi hoàn thành giai đoạn 1, 100km/h khi hoàn thành.
  • Thời điểm khởi công: tháng 8/2015.
  • Thời điểm hoàn thành: dự kiến sau 47 tháng, thực tế đang bị dừng vì nhiều lý do.

Quy hoạch Cầu Bình Khánh

Cầu Bình Khánh là một cầu nằm trong dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Bắc Nam. Cầu bắc ngang sông Soài Rạp, nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ đều của TPHCM. Hướng tuyến của cầu Bình Khánh, vượt đường Nguyễn Bình huyện Nhà Bè. Cầu tiếp tục vượt sông Soài Rạp để sang Cần Giờ, rồi rẽ sang hướng đông, đi song song với đường điện cao thế 220KV, sau đó qua sông Chà Và để kết nối với đường Rừng Sác.

Cầu Bình Khánh Cầu Phước Khánh Cao tốc Bến Lức Long Thành

Thiết kế Cầu Bình Khánh

Trước tiên, đây là cầu dây văng đường bộ có tĩnh không thông thuyền lớn nhất Việt Nam. Cầu là luồng hàng hải cho tàu biển 30.000 – 50.000 tấn lưu thông về TPHCM. Điều này có ý nghĩa về mặt kĩ thuật lẫn mỹ thuật. Như vậy, cầu có khả năng để các tàu lớn đi xuyên qua cũng như có hình dáng đẹp và mang tính biểu tượng cho khu vực. Trụ cầu cao tới 155m, có ý tưởng phác họa hình tượng cây đước – loài cây đặc trưng của rừng ngập mặn Cần Giờ. Những trụ đèn chiếu sáng nghệ thuật và hình tượng sóng biển được sử dụng để tạo nên hiệu ứng rừng đước độc đáo.

Phối cảnh Cầu Bình Khánh

Phối cảnh Cầu Bình Khánh (hình minh họa, không phải hình ảnh chính thức).

Lợi ích khi Cầu Bình Khánh xây xong

Đầu tiên, có thể thấy rằng có sự kết nối mới giữa Nhà Bè và Cần Giờ, việc đi lại, vận chuyển trở nên thuận tiện. Cầu Bình Khánh và Cầu Phước Khánh là những mảnh ghép cho bức tranh giao thông toàn diện giữa Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ không đi qua trung tâm TPHCM vốn có mật độ giao thông cao và tốc độ khá hạn chế.

Đọc thêm về Cầu Phước Khánh – Tất cả thông tin cần biết & Tiến độ

Cầu Bình Khánh trực tiếp thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch ở huyện Nhà Bè, Cần Giờ, khu Nam Sài Gòn và TPHCM. Thêm vào đó, dự án chính là làn gió mới cho bất động sản khu Nam Sài Gòn.

Đọc chi tiết về các dự án HOT khu Nam Sài Gòn:

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về dự án xung quanh cao tốc Bến Lức – Long Thành, xem thông tin hình ảnh, tham quan thực tế dự án, xem bảng giá, chỉ cần liên lạc với chúng tôi theo khung chat nhanh trên trang web này hoặc điện thoại/Zalo 0909190247 – Thiện Bình để được tư vấn nhiệt tình 24/24.

Zeitgeist XII River County 1 GS Metrocity Nhà Bè

Tiến độ Cầu Bình Khánh

Tiến độ năm 2020

Trong báo cáo khó khăn, vướng mắc của dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành gửi Thủ tướng, UB QLVNN cho biết cầu Phước Khánh và Bình Khánh có vấn đề về kỹ thuật. Việc lựa chọn thông số gió thiết kế và một số hệ số dùng để thiết kế cho hai cầu này chưa phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.

2 cầu được thiết kế với vận tốc gió là 40 m/giây so với yêu cầu tối thiểu là 45 m/giây tại Việt Nam thì tiềm ẩn nguy cơ kết cấu không đảm bảo an toàn chịu lực khi đưa vào vận hành.

Ngoài ra, xuất hiện hiện tượng nứt xà mũ của hơn 100 trụ cầu trong quá trình thi công. Việc này sẽ ảnh hưởng đến an toàn và tuổi thọ công trình. Hồ sơ thiết kế còn nhiều điểm bất cập trong bản tính kết cấu như quan điểm thiết kế, việc sử dụng hệ số an toàn thấp trong tính toán kết cấu nên đã xảy ra hiện tượng nứt có tính phổ biến xà mũ trụ.

Tiến độ Cầu Bình Khánh

Tiến độ năm 2019

Trước đó, giữa năm 2019, chủ đầu tư bị các nhà thầu gói J1 và J3 khiếu kiện về việc chậm thanh toán, yêu cầu chi trả bổ sung các chi phí có liên quan. Gói thầu J1 dừng thi công từ ngày 28/10/2019. Ngoài ra, những khó khăn về vốn đã dẫn đến chi phí phát sinh của gói thầu J1 là khoảng 32 triệu USD.

Tiến độ năm 2018

Bình Khánh (gói thầu J1), đã tạm dừng thi công các hạng mục thuộc cầu chính từ ngày 22-6-2018 do phải điều chỉnh thiết kế kỹ thuật. Công tác triển khai rà soát, điều chỉnh thiết kế vẫn đang thực hiện do tính chất phức tạp của hạng mục cầu này.

JICA – cơ quan tài trợ Cầu Bình Khánh

Dự án do Japan International Cooperation Agency (JICA) hay dịch qua tiếng Việt là Cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản tài trợ 3.000 tỷ đồng. Đây là cơ quan duy nhất viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua 3 hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật, Hợp tác vốn vay và Viện trợ không hoàn lại. Có nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội bằng tăng cường hợp tác quốc tế giữa Nhật Bản với các quốc gia khác, JICA hoạt động mạnh mẽ tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Họ đã giúp phát triển đời sống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giúp tăng trưởng kinh tế, tăng cường bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước, năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.

Văn phòng JICA Việt Nam Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Quá trình phát triện của JICA tại Việt Nam như sau:

  • Năm 1992, JICA bắt đầu các hoạt động hợp tác tại Việt Nam bằng việc cử chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam và tiếp nhận học viên đi đào tạo tại Nhật Bản.
  • Năm 1994, ký kết Công hàm về Cử Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản.
  • Năm 1995 Chính thức thành lập Văn phòng JICA Việt Nam tại Hà Nội. Bắt đầu cử Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản.
  • Năm 1998 Ký kết Hiệp định Hợp tác Kỹ thuật Việt Nam – Nhật Bản.
  • Năm 2002, thành lập Văn phòng Liên lạc JICA tại TP Hồ Chí Minh (Nay là Văn phòng JICA Việt Nam- Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh).
  • Tháng 10/2008, hình thành JICA Mới (Bộ phận vốn vay ODA của JBIC sát nhập với JICA thành JICA Mới).

Từ năm 2002, theo Chương trình Đối tác Phát triển của JICA, đã và đang thực hiện 143 dự án trong nhiều lĩnh vực như: cải thiện hệ thống cấp và thoát nước, tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai của cộng đồng, phát triển nông nghiệp nông thôn, chăm sóc y tế, quản lý môi trường, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phụ trợ, v.v.

Ông Shimizu Akira - Đại diện của JICA Việt Nam
Ông Shimizu Akira – Đại diện của JICA Việt Nam.

5/5 - (16 bình chọn)

Leave a Reply