Chính sách tiền tệ và sốt đất đang ở mức cảnh báo

Trong chủ đề này, Thiện Bình xin chia sẻ những kiến thức vĩ mô để chúng ta có cái nhìn tổng quan trong việc đầu tư của mình. Chính sách tiền tệ và sốt đất đang ở mức cảnh báo và liệu có làn sóng vở nợ? Trong các giai đoạn khủng hoảng về dịch Covid thì các quốc gia trên thế giới đã và đang bơm rất nhiều tiền ra nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ. Mà một khi đã bơm tiền thì bằng cách này hay cách khác nó có thể không trực tiếp đi vào lĩnh vực sản xuất mà nó lại gián tiếp đâu đó chảy vào các kênh đầu tư tài sản như bất động sản hay chứng khoán.

Việt Nam chúng ta trong giai đoạn vừa qua, đã có phản ứng rất quyết liệt nhanh chóng và kịp thời trước dịch Covid 19. Nhờ đó mà nền kinh tế của Việt Nam chúng ta trong năm 2020, đó là một điểm sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Thế nhưng nói đi cũng phải nói lại, ở góc nhìn về vĩ mô do dư địa tiền tệ không còn nhiều như giai đoạn trước. Nó thể hiện qua lãi suất thực dương thấp và tỷ lệ cung tiền trên GDP đang ở mức cao và nó lại càng trở đi hạn hẹp trong thời kỳ xảy ra đại dịch. Nếu anh chị và các bạn có theo dõi về tình hình kinh tế vĩ mô thì báo cáo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2020 đạt mức là 2,91%, đấy là một con số ấn tượng và nó thuộc top đầu thế giới.

Tuy nhiên để xét một cách cân bằng thì chúng ta cũng không nên vì thế mà mừng vội. Bởi vì anh chị phải hiểu rằng tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng tín dụng nó không thấp hơn nhiều so với năm trước đó, nhưng tăng trưởng kinh tế nó lại là một con số không hề cao so với tăng trưởng tín dụng và lượng cung tiền ra thị trường. Đây nó là vấn đề, nó thể hiện được độ hiệu quả của dòng tiền, của tín dụng trong nền kinh tế. Trong trường hợp này thì tín dụng bằng cách này hay cách khác có thể không trực tiếp đi vào sản xuất mà nó đang gián tiếp đi vào các kênh đầu tư ví dụ như là bất động sản, chứng khoán hay là Bitcoin chẳng hạn. Điều này nó rất nguy hiểm và dẫn tới nền kinh tế phải đối mặt với bóng ma lạm phát đang tiềm ẩn hoặc là bong bóng tài sản.

Nó biểu hiện qua những cơn sốt trên thị trường chứng khoán hay là những cơn sốt rất là lớn trên diện rộng ở thị trường bất động sản Việt Nam chúng ta vừa qua. Đây là một trong những hệ quả không hề mong muốn của chính sách tiền tệ, khi mà điều này nó xảy ra thì nó sẽ làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, ngoài ra thì nó còn khiến nguồn lực của nền kinh tế nó không chảy vào những kênh sản xuất để tạo ra của cải vật chất, điều này rất nguy hiểm trong tương lai. Bên cạnh đó nếu anh chị có để ý thì ngoài những ngành mà nó có tốc độ tăng trưởng cao trong thời kỳ đại dịch ví dụ như là ngành y tế chẳng hạn, thì lúc này ngành Tài chính-ngân hàng là một trong những ngành tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020. Trong khi đó thì tốc độ tăng trưởng của những ngành liên quan đến công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất hay là dịch vụ ăn uống, du lịch chẳng hạn thì nó giảm khá là mạnh. Điều này nó lại cho chúng ta thấy nó là khi mà chúng ta nới lỏng tiền tệ và tín dụng thì nó đang làm lợi cho ngành tài chính-ngân hàng nhiều hơn so với ngành sản xuất và những ngành dịch vụ khác. Điều này chúng ta không thể gọi là tốt được. Mặc dù ở hiện tại thì giá cả tiêu dùng nó khá ổn định nhưng mà bong bóng tài sản, bên cạnh đó là nợ xấu thì nó đang là một vấn đề đáng lo ngại khi mà chính sách tiền tệ được nới lỏng, tỷ lệ cung tiền m2/GDP đang gần tiệm cận mốc 200% và tỷ lệ tín dụng trên GDP đang gần ở mốc 150%, con số này đang vượt khá xa so với các nước ở trong khu vực và tôi sẽ đưa cho anh chị một công thức trong kinh tế đó là:

M x V = P x Y

Trong đó:

  • M: lượng tiền lưu hành
  • V: tốc độ xoay vòng tiền hay là số lần một đơn vị tiền được trao đổi trong một kỳ
  • P: giá cả
  • Y: tổng sản lượng

Vậy thì Y ở đây đó là GDP thực, còn P x Y chính là GDP danh nghĩa. Trong công thức này anh chị sẽ hiểu như thế này, đó là khi ta lấy một lượng tiền nhân hệ số trao đổi của một đơn vị tiền tệ đó là MV thì nó sẽ chính bằng là GDP danh nghĩa. Nhưng trên báo đài, chúng ta sẽ nghe nói đến GDP thì nó là GDP thực nghĩa, và nó sẽ bằng GDP danh nghĩa khử đi yếu tố lạm phát, bởi vì sao? Bởi vì nếu trường hợp mà chúng ta tính bằng GDP danh nghĩa thì có rất nhiều nước không làm gì thì GDP cũng cao, nghĩa là sao? Nghĩa là những quốc gia như vậy người ta chỉ cần in tiền ra, in càng nhiều tiền và tăng hệ số V lên thì đồng nghĩa với việc của GDP của quốc gia này tăng vọt. Nhưng GDP danh nghĩa thì không được tính. Dựa vào công thức mà tôi chia sẻ cho anh chị thì MxV và PxY, thể hiện GDP danh nghĩa theo hai cách khác nhau  V và Y ở đây thì nó ở một mức độ ổn định, việc in thêm tiền nghĩa là M tăng, sẽ dẫn tới P là lạm phát sẽ tăng nghĩa là nếu M tăng lên, lạm phát tăng lên thì GDP danh nghĩa cũng tăng lên.

Trong khi đó thì tổng sản lượng kinh tế không thay đổi,  điều này nó nói lên điều gì. Nó nói lên nghĩa là việc bơm tiền vào thị trường không giúp ích nhiều cho nền kinh tế trong dài hạn thậm chí nó còn gây ra lạm phát, GDP danh nghĩa tăng lên nhưng khả năng sản xuất của nền kinh tế nó vẫn như vậy không thể tăng lên. Chúng ta cũng trở lại với chỉ số chứng khoán VNTECH năm 2020, nó đã tăng 15% từ đầu năm đến cuối năm và tăng 66% từ đáy, vốn hóa của thị trường chứng khoán đã đạt 5,3 triệu tỷ đồng tăng gần 21% so với một năm trước đó. Tương tự như vậy thì giá bất động sản hiện tại cũng đang tăng rất bất thường ở một số địa phương đặc biệt là những nơi có dự án hạ tầng đang được triển khai khi giá đất tại nhiều thành phố như là Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang hoặc là những địa phương giáp ranh với TP. Hồ Chí Minh, Long Thành Đồng Nai đều đã tăng bằng lần so với năm trước đó, giá cho thuê bất động sản khu công nghiệp cũng tăng rất mạnh ở cả miền Bắc và miền Nam. Đây là một điều đáng lo ngại và nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài nó sẽ gây nên làn sóng gia tăng khoảng cách giàu nghèo rất là lớn, mâu thuẫn xã hội sẽ xảy ra và về dài hạn khi của cải vật chất tạo ra từ những ngành sản xuất không đạt được như kỳ vọng. Trên đây là chủ đề mà tôi phân tích về chính sách tiền tệ và mối liên quan của nó với những vấn đề liên quan đến sốt đất và chứng khoán tăng mạnh trong thời gian vừa qua liệu nó có xảy ra làm sóng vỡ nợ và khủng hoảng về nợ xấu như giai đoạn trước hay không?Chính sách tiền tệ và sốt đất đang ở mức cảnh báo!

Trên đây là bài chia sẻ của Thiện Bình về chủ đề “Chính sách tiền tệ và sốt đất đang ở mức cảnh báo, Liệu có xảy ra làn sóng vở nợ? “,  nếu anh chị có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì hãy comment bên dưới nhé.

Xem thêm:

5/5 - (18 bình chọn)

Leave a Reply