Điều kiện tự nhiên xã hội khu vực Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Điều kiện tự nhiên xã hội khu vực Cảng hàng không quốc tế Long Thành ảnh hưởng rất lớn đến việc quy hoạch và triển khai sân bay lớn nhất Việt Nam. Vì thế, các yếu tố này được các chuyên gia nghiên cứu kĩ trong thời gian dài trước khi thực hiện. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về tự nhiên, xã hội và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành tại Tỉnh Đồng Nai.

1. Điều kiện tự nhiên khu vực Cảng hàng không quốc tế Long Thành

1.1. Vị trí, quy mô, giới hạn khu vực quy hoạch

– Vị trí xây dựng Cảng HKQT Long Thành thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai phù hợp với các Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 20/7/2005 và số 909/QĐ-TTg ngày 14/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Phạm vi xây dựng của CẢNG HKQT Long thành là 5.000 ha được xác định bởi 154 mốc GPMB tại thực địa, bao gồm đất của 6 xã là Bình Sơn, Cẩm Đường, Long An, Long Phước, Suối Trầu, Bàu Cạn. Hệ thống 154 mốc này được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) xác định và bàn giao cho UBND tỉnh Đồng Nai để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đảm bảo phù hợp với yêu cầu xây dựng Cảng HKQT Long Thành;

– Khu vực nghiên cứu xây dựng quy hoạch thiết kế xây dựng khu chức năng Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1 có vị trí được xác định theo Quy hoạch đã được phê duyệt.

Hình page 15

– Cảng HKQT Long Thành nằm trên địa bàn 06 xã: Bình Sơn (1.998,9 ha), Suối Trầu (1.358,6 ha), Cẩm Đường (507,8 ha), Bàu Cạn (157,7 ha), xã Long An (659,6 ha) và Long Phước (317,4 ha) thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 40km theo hướng Đông Bắc; cách thành phố Biên Hoà 30 km theo hướng Đông Nam; cạnh đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, gần Quốc lộ 51 và thị trấn Long Thành; cách cửa ngõ vào thành phố công nghiệp Nhơn Trạch (khu đô thị phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh) 5 km và cách Cảng HKQT Tân Sơn Nhất 43km.

1.2. Địa hình

Khu vực quy hoạch là vùng chuyển tiếp giữa địa hình từ vùng cao nguyên Lâm Đồng xuống vùng Đông Nam Bộ. Cao độ địa hình biến thiên từ 5m-130m. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đông – Tây, dốc về Quốc lộ 51 với độ dốc trung bình < 10%. Nhìn chung khu vực có địa hình rộng và bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng hàng không, các khu chức năng (KCN), khu đô thị hàng không và các công trinh tiện ích khác.

Hình 16

1.3. Địa chất

Theo thông tin do Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam công bố thì khu vực xây dựng cảng HKQT Long Thành nằm trên huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, về mặt địa chất thuộc mảng Trảng Bom (amQI3tb) ở phía Đông Bắc, Thủ Đức (aQII-IIItd) phía Đông Nam và Phước Tân (QIII2pt) ở phía Đông. Phước Tân (QIII2pt) là đất bazan non phủ lớp mặt, khu thung lũng phía bắc Cát Tiên, Vĩnh An và Cây Gạo, tạo thành bề mặt khá bằng phẳng về phía Tây. Lớp này gồm: alkaline olivine bazan, bazan thường và andesito bazan. Nói chung, vùng có địa chất của nền đất đá bazan, có cường độ chịu tải tương đối tốt, khá thuận lợi cho xây dựng, tuy nhiên khi xây dựng cần khảo sát kỹ để có giải pháp hợp lý về móng công trình. Địa chất thuỷ văn: Nguồn nước ngầm tương đối phong phú hiện được khai thác để phục vụ nông nghiệp và dân sinh. Tuy nhiên trong tương lai cần khảo sát, tính toán và quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm sao cho không ảnh hưởng đến độ ổn định nền của khu vực xây dựng đặc biệt là khu vực sân bay.

1.4. Khí hậu

Khu vực quy hoạch có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nắng nhiều, nền nhiệt độ cao, ổn định, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi cho đời sống và phát triển kinh tế.

a. Nhiệt độ

– Nhiệt độ trung bình trong năm từ 25-260C;
– Nhiệt độ cao nhất trung bình từ 27-290C (tháng 4), nhiệt độ thấp nhất trung bình từ 23-250C (tháng 12). Nhiệt độ cao nhất đạt tới 38 đô C, thấp nhất khoảng 17 đô C;
– Biên độ nhiệt mùa khô dao động trong khoảng từ 5-12 đô C, biên độ nhiệt mùa mưa dao động trong khoảng từ 5,5-8 độ C;
– Tổng nhiệt lượng trong năm từ 9.500-9.8000C.

b. Gió

Có hai hệ thống gió mùa:

– Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, vận tốc trung bình 4 m/s (vào các tháng 6, 7 và 8), thỉnh thoảng có những cơn giông, vận tốc gió có khi lên đến cấp 6 (knos); rất ít bị ảnh hưởng bão;
– Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào tháng 10, kéo dài đến tháng 1, tháng 2 năm sau;
– Chuyển tiếp giữa 2 mùa có gió Đông – Đông Bắc (hay còn gọi là gió chướng).

Đây là loại gió địa phương, gió chướng khi gặp thuỷ triều sẽ làm nước dâng cao vào đất liền.

c. Chế độ mưa

– Lượng mưa trung bình khoảng 1.800-2.000 mm/năm;
– Lượng mưa phân bố không đều tạo nên hai mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa hàng năm. Các tháng 8, 9 và 10 là những tháng có lượng mưa cao nhất, có thể lên đến 500 mm (tháng 10/1990). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm dưới 10%. Tháng 1 và tháng 2 gần như không có mưa;
– Lượng bốc hơi cao 1.200 mm/năm.

d. Chế độ nắng

Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.600-2.700 giờ, trung bình mỗi tháng có 220 giờ nắng. Các tháng mùa khô có tổng giờ nắng khá cao, chiếm > 60% giờ nắng trong năm. Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất (khoảng 300 giờ), tháng 8 có số giờ nắng thấp nhất (khoảng 140 giờ).

1.5. Thủy văn

a. Hệ thống sông suối

Các sông suối chảy qua khu vực quy hoạch, bao gồm:

– Sông Lá Buông chảy qua phía Đông Bắc khu vực quy hoạch, chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc;
– Suối Cả chảy qua phía Nam khu vực quy hoạch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam;
– Suối Ông Quế chảy qua phía Tây Bắc khu vực quy hoạch theo hướng Đông – Tây;
– Suối Trầu chảy qua phía Nam khu vực quy hoạch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, là chi lưu của suối Cả.

Các sông, suối này đều thuộc loại nhỏ cả về diện tích hứng nước cũng như lượng nước sản sinh ra trong lưu vực. Một năm có hai mùa dòng chảy rõ rệt nhưng về thời đoạn có sự xê dịch chút ít: Mùa lũ từ tháng 6 cho đến tháng 7; mùa cạn từ tháng 7 năm trước đến tháng 5 năm sau. Như vậy mùa lũ sớm hơn lưu vực sông Đồng Nai và La Ngà một tháng. Ba tháng có mực nước và lưu lượng lớn nhất là các tháng 8, 9 và 10, tháng lớn nhất thường là tháng 8 (hoặc tháng 9). Ba tháng có mực nước và lưu lượng nhỏ nhất là tháng 2, 3 và 4, nhỏ nhất là tháng 3.

Lưu lượng phù sa và bùn cát trong các sông, suối tập trung chủ yếu vào các tháng mùa lũ, và tháng đầu mùa mưa (tháng 5), các tháng mùa khô lượng phù sa rất nhỏ, nhiều tháng bằng không (= 0) như các tháng 2, 3 và 4, nước sông rất trong, độ đục hầu như không có.

b. Hệ thống hồ, đập

Nằm xung quanh khu vực quy hoạch có một số công trình thủy lợi có những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường sinh thái đó là:

– Hồ Cầu Mới có tổng dung tích 26x106m3, gồm hồ tuyến 5 và hồ tuyến 6 xây dựng năm 2008 thuộc xã Cẩm Đường, nằm phía Đông Nam của khu vực cảng hàng không, có khả năng cung cấp nước 30,6 triệu m3/năm cho các cụm công nghiệp và nước tưới cho 1.800ha đất canh tác;
– Hồ Lá Buông nằm phía Đông Bắc khu vực quy hoạch, có diện tích 1.400 ha với dung tích 28x106m3;
– Đập Suối Cả được xây dựng năm 1976 thuộc xã Long Phước, huyện Long Thành, có năng lực tưới cho 600ha đất nông nghiệp.

1.6. Tài nguyên đất, khoáng sản

a. Tài nguyên đất

Trong khu vực nghiên cứu các loại đất hình thành trên nền phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám, loang lổ, phân bổ hầu hết khu vực, khá thuận lợi để phát triển xây dựng, thích hợp đối với các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, có giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, điều v.v…

b. Tài nguyên khoáng sản

Khu vực huyện Long Thành và các khu vực lân cận có các loại khoáng sản chủ yếu có thể cung cấp cho khu vực lập quy hoạch trong quá trình phát triển, các loại vật liệu xây dựng như đá xây dựng vỡ đá ốp lát. Trong vùng Dự án có mỏ đá Suối Trầu diện tích khoảng 560.000 m2, trữ lượng 7.326.000 m3 do Công ty Đồng Tân (Bộ Quốc phòng) quản lý, nay đã ngưng khai thác.

2. Điều kiện kinh tế – xã hội khu vực Cảng hàng không quốc tế Long Thành

2.1. Kinh tế

Đồng Nai là tỉnh công nghiệp, cơ cấu tổng giá trị gia tăng theo ngành kinh tế năm 2016: Nông nghiệp 9,7 %, công nghiệp – xây dựng 58,4 %, dịch vụ 21,5 %, thuế sản phẩm 10,4%. Giá trị tổng sản phẩm năm 2016 tăng 8,2% so với cùng kỳ, trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 9,06%, khu vực dịch vụ tăng 9,0%, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,32%, thuế sản phẩm tăng 6,13%. Riêng huyện Long Thành phấn đấu giai đoạn từ 2016-2020 xây dựng huyện trở thành thị xã, từ 2021-2025 trở đi sẽ phát triển thành trung tâm dịch vụ của tỉnh và vùng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp, có thể trở thành đô thị loại 3. Tính đến tháng 10/2017, trên địa bàn tỉnh có 35 Khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, trong đó có 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 10/27 cụm công nghiệp đã có dự án đầu tư sản xuất kinh doanh. Số lao động hiện đang làm việc tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 1.199.942 người, nhu cầu tuyển lao động hàng năm từ 70-80 ngàn người. Riêng huyện Long Thành, có 08 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, trong đó có 07 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 03 cụm công nghiệp có dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự báo nhu cầu sử dụng lao động giai đoạn 2016-2020 tại các khu công nghiệp 49.583 người.

2.2. Giáo dục, đào tạo

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 12 trường cao đẳng, 09 trường trung cấp và 46 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, đơn vị khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Qui mô đào tạo hàng năm bình quân khoảng 65.000 người, trong đó trình độ cao đẳng là 10.000 người, trình độ trung cấp là 15.000 người, trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 40.000 người, với khoảng 128 ngành nghề đào tạo (dự kiến đến năm 2020 là 140 ngành nghề), trong đó một số ngành nghề đã và đang được đầu tư để đào tạo đạt chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia, bao gồm: 15 nghề trọng điểm được đầu tư để đào tạo đạt chuẩn quốc tế; 12 nghề trọng điểm được đầu tư để đào tạo đạt chuẩn khu vực ASEAN; 26 nghề trọng điểm được đầu tư đào tạo đạt chuẩn quốc gia.

2.3. Dân cư khu vực quy hoạch Cảng HKQT Long Thành

a. Dân cư:

Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng trong khu vực quy hoạch 5.000ha là khoảng 5.000 hộ với khoảng 16.000 nhân khẩu với khoảng 10.000 người trong độ tuổi lao động.

b. Nhà – vật kiến trúc và công trình trong khu vực quy hoạch:

– Nhà ở:
Tổng số nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân: 4.083 căn nhà, trong đó:
+ Nhà cấp I : 04 căn (652m2);
+ Nhà cấp II : 02 căn (255m2);
+ Nhà cấp III : 38 căn (3.201m2);
+ Nhà cấp IV : 3.943 căn (359.414m2);
+ Nhà dưới cấp IV : 96 căn (6.276m2).
-Công trình cơ quan, tổ chức:
+ Cơ sở tôn giáo: 02 giáo xứ; 01 chùa; 02 đình, miếu;
+ Trụ sở cơ quan, công trình do UBND cấp xã quản lý: 02 trụ sở ấp, 02 trụ sở
UBND xã, 01 trạm y tế; 01 bưu điện; 01 sân bóng; 03 khu nghĩa địa;
+ Cơ sở giáo dục: 01 trường mầm non, 04 trường tiểu học và 01 trường trung
học cơ sở;
+ Công ty, doanh nghiệp: 03 công ty và 03 nông trường cao su.
– Công trình khác:
+ Chuồng, trại, ao, công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp: 3.343
công trình;
+ Mồ mả: 2.183 ngôi mộ, trong đó:
Mộ tập trung 2.130 mộ
Mộ riêng lẻ 53 mộ.

2.4. Cơ sở hạ tầng

1. Giao thông

Hệ thống giao thông khu vực với các trục giao thông chính như sau:

– Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây có chiều dài 55,984 km, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 42,3 km, kết nối từ khu vực nút giao An Phú đến nút giao Dầu Giây, tiếp giáp với khu Tây của CẢNG HKQT Long Thành. Quy mô 4 làn xe cơ giới, 02 làn dùng xe khẩn cấp. Đã đưa vào khai thác toàn tuyến ngày 08/02/2015. Đoạn từ nút giao với Quốc lộ 51 đi nút giao Dầu Giây có lưu lượng xe không lớn. Tuy nhiên, đoạn từ nút giao Quốc lộ 51 đến đầu tuyến lưu lượng xe rất lớn.

– Quốc lộ 51 từ ngã tư Vũng Tàu đi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 37 km, tiếp giáp với khu vực Tây Nam của Cảng HKQT Long Thành. Quy mô 06 làn xe cơ giới, 02 làn xe thô sơ. Hiện trạng lưu lượng xe trên tuyến rất lớn, sẽ mãn tải trong vài năm tới.
– Đường tỉnh ĐT. 769 từ ngã tư Dầu Giây – Quốc lộ 1A đi Quốc lộ 51, dài 29,8 km. Hiện trạng mặt đường rộng 11-12m.
– Đường tỉnh Long Thành – Cẩm Mỹ – Xuân Lộc từ giao với ĐT. 769 đi Cẩm Mỹ, đang được đầu tư xây dựng với quy mô mặt đường rộng 12 m. Đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Mỹ đã đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác, đoạn từ ranh huyện Cẩm Mỹ đến ĐT. 769 đang triển khai thi công.
– Đường liên xã là đường cấp phối, nối xã Suối Trầu, huyện Long Thành với huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

2. Cấp điện

– Dựa trên khảo sát thực tế tại hiện trường và số liệu thu thập từ cơ quan chức năng, trong phạm vụ xây dựng 5.000 ha bao gồm 6 xã sử dụng mạng lưới điện sinh hoạt đường dây trung thế 22KV từ các trạm 110KV, lắp đặt các tủ điện, chiếu sáng trên phạm vi toàn xã, trong đó :

+ Đường dây trung thế 22KV dài khoảng 25.435m
+ Tủ điện hiện hữu :16 tủ điện

3. Cấp nước

Nguồn nước cấp cho huyện Long Thành hiện đang được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai, chi nhánh Cấp nước Long Thành là đơn vị quản lý trực tiếp.Hệ thống cấp nước bao gồm:

– Tuyến ống truyền dẫn chính về thị trấn được lấy từ nhà máy nước Nhơn Trạch theo Quốc lộ 51, đường kính D400mm;
– Trạm bơm tăng áp: đặt tại thị trấn Long Thành;
– Mạng lưới phân phối: được phát triển qua nhiều giai đoạn từ trước năm 1975 khi thị trấn còn sử dụng hệ thống nước ngầm (hệ thống này hiện đã không sử dụng), hiện nay hệ thống đường ống phân phối đã được cải tạo và dần thay thế bằng mạng lưới đường ống mới;
– Tổng số đấu nối vào hệ thống nước sạch: 2.125 đấu nối, đạt tỷ lệ gần 30%.
Ngoài ra còn một bộ phận lớn dân cư đang sử dụng hệ thống nước ngầm tự khai thác hoặc nước mưa, nước mặt từ các con sông, rạch.

3. Đánh giá hiện trạng ảnh hưởng tới công tác triển khai thực hiện quy hoạch

a. Thuận lợi

– Người dân ủng hộ chủ trương thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành: Người dân trong vùng Dự án đã có thông báo về Dự án nên đã không xây dựng, sửa chữa nhà ở, các công trình kiên cố, trồng cây lâu năm, thực hiện các quyền của người sử dụng đất; Nhà nước không đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng như đường sá, trường học, cơ sở khám chữa bệnh… Do đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong vùng Dự án mang nặng tính tạm bợ, hết sức khó khăn và có mong muốn sớm nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và nhận đất tái định cư để nhanh chóng ổn định cuộc sống, sản xuất tại nơi ở mới. Như vậy, công tác lập quy hoạch và triển khai dự án sẽ rất thuận lợi;
– Địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều tuyến đường đất nhánh đan xen như ô bàn cờ nên hệ thống giao thông đi lại dễ dàng nên thuận lợi cho các công tác nghiệp vụ.

b. Khó khăn

– Do khối lượng công tác lớn, địa bàn rộng đòi hỏi lớn về thời gian và nhân lực thực hiện quy hoạch;
– Mùa mưa kéo dài, liên tục trong nhiều tháng gây khó khăn có công tác triển
khai thi công thực hiện quy hoạch.

Đánh giá post

Leave a Reply