Khu đô thị này tạo điều kiện mở rộng không gian đô thị TPHCM ra biển, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội cho thành phố. Khu đô thị Cảng Hiệp Phước là một dự án quan trọng tại khu đô thị vệ tinh phía Nam TPHCM, là đòn bẩy cho bất động sản toàn khu.
Nội dung
Tổng quan Khu đô thị Cảng Hiệp Phước
- Vị trí: toàn bộ xã Hiệp Phước và một phần xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TPHCM.
- Tổng diện tích đất: 3.911,99ha.
- Diện tích mặt nước: 1.000ha.
- Đất đô thị: 1.354ha.
- Đất cảng: 334,28ha.
- Đất dịch vụ cảng: 416,59ha.
- Đất công nghiệp: gần 1.000ha.
- Đất dự trữ và cây xanh: 150ha.
- Khu công nghiệp 1.300ha:
- Giai đoạn 1: các khu công nghiệp (đã đầu tư hơn 10 năm qua).
- Giai đoạn 2: hệ thống cảng và dịch vụ cảng (đang được đầu tư).
- Giai đoạn 3: khu đô thị với quy mô gần 200.000 dân.
- Hệ thống 4 cảng biển lớn:
- Cảng Container Quốc tế Trung tâm Sài Gòn – SPCT (40ha) đang hoạt động.
- Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước (54ha) đang hoạt động.
- Cảng Tân Cảng – Hiệp Phước (15ha) đang hoạt động.
- Cảng quốc tế Long An.
- Khu đô thị Hiệp Phước có diện tích 1.343 ha.
Quy hoạch
1. Khu đô thị Hiệp Phước
UBND TP.HCM đã giao nhiệm vụ cho Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) lập quy hoạch chung khu đô thị cảng Hiệp Phước. Công ty IPC đã tổ chức cuộc thi ý tưởng quy hoạch khu đô thị cảng Hiệp Phước. Đầu năm 2008, ý tưởng của Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering được tuyển chọn.
Theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu đô thị Hiệp Phước được nghiên cứu bởi tư vấn Nhật Bản – đơn vị trúng giải thông qua cuộc thi quốc tế về đề xuất ý tưởng quy hoạch phát triển khu đô thị cảng Hiệp Phước, đã được UBND TPHCM phê duyệt năm 2013 thì các phân khu chức năng chính của dự án bao gồm:
- Khu nhà ở (có đầy đủ các loại hình nhà ở phục vụ nhu cầu ở của cư dân thành phố).
- Công trình công cộng (công trình thương mại, dịch vụ, tài chính, thương nghiệp, hành chính sự nghiệp, văn hóa, y tế, giáo dục…).
- Cảnh quan đô thị bao gồm hệ thống công viên và cây xanh, công trình điểm nhấn (công viên chủ đề, công viên thể dục thể thao, bến du thuyền, bến ca nô, bến tàu du lịch, bến tàu khách quốc tế,…).
- Hệ thống đường giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Hệ thống đường sắt đô thị với các quảng trường giao thông.
Đọc thêm Chi tiết về Khu đô thị Hiệp Phước.
2. Khu công nghiệp Hiệp Phước
Khu công nghiệp với diện tích 1.300ha:
- Khu công nghiệp Hiệp Phước 1 rộng 311 ha: tập trung cơ sở sản xuất trong nội thành. Hiện tại, đã đi vào hoạt động, có khoảng 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất và cung cấp dịch vụ tại đây.
- Khu công nghiệp Hiệp Phước 2 rộng 597 ha: tập trung những ngành công nghệ hỗ trợ, cơ khí, công nghệ cao ít ô nhiễm. Giai đoạn thứ 2 này đang triển khai.
- Khu công nghiệp Hiệp Phước 3 rộng 393 ha (có tài liệu ghi là 1.000ha): chức năng dịch vụ cảng, những ngành công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao không gây ô nhiễm.
Đọc chi tiết về Khu công nghiệp Hiệp Phước
3. Hệ thống cảng biển quốc tế Hiệp Phước
Khu cảng Hiệp Phước rộng 384,71 ha: là cửa ngõ giao thương trung chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Dự kiến có 4 cảng quốc tế Cảng Container Quốc tế Trung tâm Sài Gòn – SPCT (40ha), Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước (54ha), Cảng Tân Cảng – Hiệp Phước (15ha), Cảng quốc tế Long An. Hiện 3 cảng đầu tiên đã đi vào hoạt động.
- Khu đô thị Hiệp Phước có diện tích 1.343 ha: quy hoạch và xây dựng thành khu đô thị vệ tinh sầm uất của Sài Gòn, mang tới không gian sống hiện đại. Khu này đáp ứng chỗ ở cho người lao động tại cảng và khu công nghiệp, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về cho toàn bộ Khu đô thị Cảng Hiệp Phước.
Vị trí Khu đô thị Cảng Hiệp Phước
Tiếp giáp
- Phía Đông giáp Sông Soài Rạp.
- Phía Tây giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
- Phía Nam giáp sông Soài Rạp.
- Phía Bắc giáp sông Đồng Điền và xã Long Thới.
Thuận tiện về giao thông đường thủy từ Khu đô thị Cảng Hiệp Phước
Sông Soài Rạp là luồng tàu biển rộng nhất và ngắn nhất từ biển Đông vào hệ thống cảng Tp. Hồ Chí Minh. Luồng tàu này đang được nạo vét sâu đến 12m nên có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 DWT. Hệ thống sông Đồng Nai kết nối Khu công nghiệp Hiệp Phước đến các tỉnh miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương…). Hệ thống sông Vàm Cỏ kết nối Khu công nghiệp Hiệp Phước đến các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long…)
Thuận tiện về giao thông đường bộ từ Khu đô thị Cảng Hiệp Phước
Liên kết vùng
- Khu đô thị Phú Mỹ Hưng: 13km – 25 phút.
- Quận 1 – trung tâm THCM: 18km – 39 phút.
- Sân bay Tân Sơn Nhất: 25km – 45 phút.
- Cảng Tân Cảng – Cát Lái, Quận 2: 25km – 49 phút.
- Sân bay quốc tế Long Thành: 40 km – 90 phút.
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành: 8 phút.
Kết nối hoàn hảo với hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ xung quanh
- Kết nối trực tiếp vào trục đường xuyên tâm Bắc – Nam Tp.Hồ Chí Minh với qui mô 8 làn xe (giai đoạn 1 gồm 4 làn xe đã hoàn tất xây dựng ).
- Di chuyển thuận lợi về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thông qua các tuyến đường vành đai số 3 và số 4 và hệ thống cao tốc liên vùng phía Nam như Cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc TPHCM – Trung Lương.
Bất động sản khu Nam hưởng lợi từ Khu đô thị cảng Hiệp Phước
Khu đô thị cảng Hiệp Phước cùng với khu đô thị Phú Mỹ Hưng và Khu chế xuất Tân Thuận tạo nên sức mạnh kinh tế lớn mạnh cho khu Nam Sài Gòn. Theo chủ đầu tư, IPC đây sẽ là một khu đô thị chính với các con đường tạo thành trục giao thông chính và cách đường Nguyễn Văn Linh sầm uất chỉ 10 phút di chuyển.
Thêm vào đó, ngoài viêc trở thành đặc khu kinh tế thì cảng quốc tế Hiệp Phước dẽ trở thành trung tâm cảng biển của thành phố và cả nước với đầy đủ các đặc điểm của một khu đô thị biển kết hợp địa hình đồng bằng, sông nước. Vị trí địa lý đặc biệt của nó giúp cho giao thông bằng cả đường bộ hay đường thủy đều thuận lợi.
Từ đó, phát triển du lịch trên sông của thánh phố, thu hút các chuyên gia cao cấp, lao động phổ thông đến sinh sống và làm việc, nền kinh tế phát triển dẫn đến thị trường bất động sản nơi đây nói riêng và huyện Nhà Bè nói chung ngày càng tăng nhiệt. Đặc biệt là giá trị của những dự án, căn hộ chung cư liền kề ngày càng được nâng cao.
Bởi vì khu đô thị Hiệp Phước trong khu đô thị Cảng Hiệp Phước vẫn chưa triển khai, Thiện Bình xin giới thiệu các dự án HOT nhất khu Nam Sài Gòn, thích hợp để ở hoặc đầu tư:
- Zeitgeist Xii GS Metrocity Nhà Bè
- Celesta Rise Nhà Bè, Celesta Heights Nhà Bè.
- Hiệp Phước Habour View
- Khu đô thị Mizuki Park
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về dự án xung quanh cao tốc Bến Lức – Long Thành, xem thông tin hình ảnh, tham quan thực tế dự án, xem bảng giá, chỉ cần liên lạc với Thiện Bình theo khung chat nhanh trên trang web này hoặc điện thoại/Zalo 0909190247 để được tư vấn nhiệt tình 24/24.
Tiến độ Khu đô thị Cảng Hiệp Phước
UBND TP.HCM đã giao nhiệm vụ cho Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) lập quy hoạch chung khu đô thị cảng Hiệp Phước. Công ty IPC đã tổ chức cuộc thi ý tưởng quy hoạch khu đô thị cảng Hiệp Phước. Đầu năm 2008, ý tưởng của Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering được tuyển chọn. Năm 2013, UBND TPHCM đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu đô thị Hiệp Phước được nghiên cứu bởi tư vấn Nhật Bản – đơn vị trúng giải thông qua cuộc thi quốc tế về đề xuất ý tưởng quy hoạch phát triển khu đô thị cảng Hiệp Phước).
Đến nay đã hoàn thành giai đoạn 1 rộng 311,4ha của Khu công nghiệp Hiệp Phước, đã được chuyển đổi thành công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Hiệp Phước. Tất cả cơ sở hạ tầng đã xây dựng hoàn chỉnh, đầy đủ tiện ích dịch vụ. Đường xá, đường điện, cấp thoát nước, viễn thông, gas,… và nhà trẻ, kí túc xá, trung tâm sinh hoạt công nhân, khu thể thao, trạm y tế, siêu thị Co.op Food,… đã có đầy đủ phục vụ sản xuất cũng như chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Giai đoạn 2 của khu công nghiệp rộng 311,4ha, đang triển khai. Từ năm 2019, chủ đầu tư phải ngưng thu hút đầu tư trên diện tích gần 200 ha dù đã sẵn hạ tầng vì nguyên nhân chính là giá vốn chưa xác định được.
Giai đoạn 3 với uy mô khoảng 392,8 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 5.271 tỷ đồng (tương đương 235,92 triệu USD). Hiện tại, dự án giai đoạn 3 đã hoàn tất lập Báo cáo nghiên cứu cho công tác chuẩn bị đầu tư, đã được UBND TPHCM duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 theo Quyết định số 3909/QĐ-UBND ngày 12/8/2014. Các bên liên quan đang triển khai giải phóng mặt bằng và tái định cư, đồng thời mời gọi đầu tư.
3 cảng biển là Cảng Container Quốc tế Trung tâm Sài Gòn – SPCT (40ha), Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước (54ha), Cảng Tân Cảng – Hiệp Phước (15ha) đang hoạt động.
Những vấn đề cần lưu ý khi quy hoạch Khu đô thị Cảng Hiệp Phước
Khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) được quy hoạch xây dựng trên vùng đất thấp, yếu, đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao theo từng năm. Hướng về Khu đô thị Cảng Hiệp Phước lại là hướng thoát nước chính của thành phố. Hiện tại, hầu hết diện tích đất và nhiều tuyến sông, kênh rạch ở khu Nam đã bị lấp hoặc bị thu hẹp dòng chảy. Đó là hệ quả để lại từ các công trình xây dựng trước đó. Một điều thực tế là sự phát triển dày đặc và quá trình đô thị hóa gây ảnh hưởng nhiều đến việc thoát nước của thành phố. Mặc dù đã được xác định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, nhưng cần phải nghiên cứu thêm trước khi bắt tay vào triển khai.
Một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển khu đô thị Hiệp Phước là tổ chức kiến trúc không gian đi kèm với bảo toàn tính chất đặc thù, phát huy được bản sắc. Song song đó, phải xác định được các khu vực dọc sông, kênh, rạch và các trục đường chính. Việc phân chia rõ các khu vực quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, lịch sử, các khu công trình có giá trị di sản, khu bảo tồn,…. là rất quan trọng. Vì thế, đối với dự án Khu đô thị Cảng Hiệp Phước cần quản lý nghiêm công tác thực hiện quy hoạch.
Quản lý nghiêm công tác thực hiện quy hoạch
Do đó, theo nhiều kiến trúc sư có kinh nghiệm bày tỏ quan điểm phải đặc biệt coi trọng công tác quản lý thực hiện quy hoạch. Ông Trần Chí Dũng, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM, trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo SGGP khi đồ án quy hoạch chung xây dựng khu đô thị cảng Hiệp Phước được UBND TPHCM phê duyệt cũng đã nhắc tới yêu cầu này. Ông Trần Chí Dũng cho rằng “Cần có cơ chế quản lý thực hiện quy hoạch đặc biệt cho khu đô thị cảng Hiệp Phước. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch phải được tính toán ngay trong thời gian lập quy hoạch chi tiết và triển khai xuyên suốt trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng đô thị. Nguyên tắc thực hiện quy hoạch phải được phổ biến rộng rãi, công khai để từ người dân cho đến các nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ và chủ động thực hiện”.
Còn theo ông Hoàng Minh Trí, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch TPHCM thì cần lập danh mục các dự án, chương trình đầu tư theo thứ tự ưu tiên nhằm hiện thực hóa đồ án quy hoạch. Cần được thực thi đầy đủ các bước theo quy định khi điều chỉnh quy hoạch cục bộ, không “đi tắt” giữa chủ đầu tư và cơ quan chức năng như nhiều trường hợp trước đây.
Có một tiền lệ rất xấu về vấn đề này, đó là đồ án phát triển đô thị về hướng Nam do tư vấn SOM của Mỹ thực hiện và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, nhưng không được thực hiện. Sự phát triển tràn lan tại khu Nam Sài Gòn để lại nhiều hậu quả về thoát nước mà một phần nguyên nhân là từ quy hoạch không được thực hiện nghiêm. Nhưng lại không có đơn vị hay cá nhân nào chịu trách nhiệm cũng như giải quyết triệt để. Nhằm tránh được điều này, cần phải ràng buộc trách nhiệm, nếu cần thiết thì đưa ra chế tài mạnh.
Chỉ phát triển khi hạ tầng đảm bảo
Từ những vùng đất ngập và hoang hóa, Quận 7 và Nhà Bè trỗi dậy với hàng loạt dự án nhưng không được quy hoạch bài bản. Chủ yếu là “ăn theo” Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đã rất thành công. Việc ăn theo này thể hiện ở chỗ các dự án quảng cáo là cách Phú Mỹ Hưng bao xa, chỉ cần bao nhiêu phút là đến ngay các tiện ích của khu đô thị này như Crescent Mall, Hồ Bán Nguyệt, Bệnh viện Pháp Việt,… Không những thế, các chủ đầu tư của dự án mới còn ăn theo cả hạ tầng đã trở nên lỗi thời và không còn đủ khả năng gánh thêm lượng lớn dân cư. Có thể thấy tình trạng kẹt xe xảy ra thường xuyên tại khu Nam Sài Gòn, nút đen ùn ứ nghiêm trọng vào giờ cao điểm là Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ.
Bởi vậy, chỉ nên triển khai Khu đô thị cảng Hiệp Phước khi giao thông khu vực được thông suốt. Những công trình gỡ nút thắt chính là tuyến giao thông huyết mạch cao tốc Bến Lức – Long Thành – Dầu Giây, đoạn đi qua TPHCM hoàn thành. Tính đến giữa năm 2021, hai đoạn đã thi công hơn 80%, đoạn thứ ba được 40%. Hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ được khởi công từ tháng 4/2020, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.
Đọc tất cả thông tin & tiến độ Hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ và Cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Mục đích chính của Khu đô thị cảng là phục vụ cho nhu cầu hoạt động của cụm cảng Hiệp Phước và một số khu công nghiệp xung quanh. Chỉ nên triển khai khi khu cảng Hiệp Phước cũng như nhiều khu công nghiệp ở đây được lấp đầy và nhu cầu về chỗ ở tăng lên. Lộ trình xây dựng cần được tính toán kỹ hơn bởi nếu không sẽ thu hút người dân làm việc ở nơi khác đến ở và tạo thêm áp lực giao thông cho cả khu Nam.