Kinh tế năm 2021: Phục hồi và trắc trở, đây là một tiêu đề của một bài báo và tôi nghĩ rằng mình nên chia sẻ cùng với anh chị và các bạn để cùng đọc và đưa ra những phân tích nhận định dành cho cá nhân mình. Trong chủ đề này chúng ta sẽ cùng đi phân tích kỹ hơn.
Trước tiên tôi xin phép chia sẻ những nội dung chính của bài báo trước. Kinh tế 2021 phục hồi và trắc trở, tiến trình phục hồi của các nước phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch và mức độ khống chế dịch hiệu quả đến từ các chính sách hỗ trợ của chính phủ và việc tận dụng sự gia tăng trở lại của thương mại và đầu tư toàn cầu. Đại dịch Covid-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, tàn phá kinh tế thế giới trong năm 2020. Kinh tế thế giới chao đảo, suy thoái nặng nề với mức tăng trưởng -4,3% (theo World Bank) và-3,3% (theo IMF).
Kinh tế Việt Nam năm 2021 quá nhiều thách thức và trắc trở
Hàng trăm triệu lao động mất việc làm, thu nhập giảm. Đến cuối tháng 5/2021 đã có hơn 170 triệu ca nhiễm SARS -CoV2, hơn 3,5 triệu người chết. Đại dịch lây lan bùng phát ở nhiều khu vực và nhiều quốc gia. Hệ lụy của đại dịch còn ám ảnh, đeo bám lâu dài với loài người. Bước vào năm 2021, thế giới lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế do niềm tin vào “sự sẵn sàng” của vaccine. Thậm chí khi dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, các tổ chức kinh tế gần đây vẫn điều chỉnh dự báo theo xu hướng đi lên với tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021. Con số đó trong dự báo của IMF vào tháng 01/2021 là 5,5% và đến tháng 04/ 2021 là 6%
Lưu ý là đà phục hồi kinh tế thế giới được đánh giá sẽ chững lại trong năm 2022. Theo IMF vào tháng 04/2021, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 chỉ còn 4,4%. Sự chắc chắn trong phục hồi kinh tế đã tương đối rõ song mức độ phục hồi là rất khác biệt giữa các nền kinh tế và ngay giữa các ngành/lĩnh vực. Dẫn rất đà phục hồi năm 2021 là Hoa Kỳ (tăng trưởng 6,4%), Trung Quốc (8,4%), Ấn Độ (12,4%) và trong chừng mực nhất định là khu vực Đồng Euro (4,4%) và Japan (3,3%) theo IMF (04/2021).
Trên đây là hai tổ chức World Bank và IMF có dự báo về nền kinh tế toàn cầu cụ thể hơn là hai tổ chức này cũng có dự báo về sự phục hồi của những quốc gia lớn trên thế giới. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp xem họ dự báo như thế nào về Việt Nam chúng ta và các quốc gia ASEAN.
Trong khu vực Asean, hầu hết các nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi từ cuối năm 2020. Tuy nhiên chỉ có Việt Nam là quay lại sản lượng tăng trưởng vượt mức trước Covid 19 ngay trong năm 2020. Năm 2021 các quốc gia còn lại trong ASEAN, dự kiến chỉ tăng trưởng ở mức 4,4%. Sản lượng của Indonesia và Malaysia dự kiến về mức trước đại dịch trong năm 2021, còn ở Thái Lan và Philippines sẽ vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch cho đến gần hết năm 2022 (theo World Bank tháng 04/2021).
Tiến trình phục hồi của các nước phụ thuộc nhiều vào tình hình và mức độ khống chế dịch, hiệu lực các chính sách hỗ trợ của chính phủ và việc tận dụng sự tăng trưởng trở lại của thương mại và đầu tư toàn cầu. Bên cạnh đó, trong một thế giới nhiều rủi ro, bất định thiên tai, tài chính, dịch bệnh thì sự phục hồi còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố như khả năng chống chịu các cú sốc và năng lực quản trị rủi ro của nền kinh tế. Những tháng gần đây, kinh tế thế giới đã chứng kiến không ít trắc trở vừa “truyền thống” vừa “mới” trên nhiều khía cạnh.
Một là gia tăng tích trữ nguyên liệu sản xuất đối phó nhu cầu dâng cao. Giá cả đồng hoặc sắt, thép, chất bán dẫn và con chip, nhựa, bìa cứng đóng gói và nhiều nông sản tăng rất mạnh. Tình trạng này có thể kéo dài đến cuối năm 2021 và thậm chí sang cả năm sau. Sản lượng sụt giảm do khan hiếm nguyên liệu trở nên phổ biến ở nhiều ngành nghệ.
Hai là năng lực logistics không đảm bảo và tình trạng tắc nghẽn giao thông dần trở nên nghiêm trọng. Các chuỗi cung ứng toàn cầu lại càng có nguy cơ đứt gãy cao, bên cạnh tác động của dịch do tình hình thiếu hụt container rỗng và cả tính dễ bị tổn thương của nó.
Tai nạn tàu hàng lớn mắc cạn trên kênh đào Suez tháng 3/2021 là một ví dụ điển hình làm tắc nghẽn huyết mạch hàng hải thế giới trong nhiều ngày hay như băng giá kéo dài đã làm tê liệt hoạt động năng lượng và hóa dầu ở miền Trung Hoa Kỳ trong tháng 2/2021. Trong tháng 4/2021 tin tặc đánh sập đường ống dẫn nguyên liệu lớn nhất ở Hoa Kỳ khiến giá xăng tăng vọt sau đó ta là lạm phát dù chưa vượt ngoài tầm kiểm soát nhưng áp lực “chi phí đẩy” đang là một thách thức.
Chia sẻ đến đoạn này thì tôi xin phép được dừng lại để chia sẻ cho anh chị và các bạn câu này. Tôi nghĩ rằng nhiều người không hiểu về thuật ngữ “chi phí đẩy” và ở trong đây người ta cũng để mặc không hướng dẫn. Tôi sẽ hướng dẫn cho anh chị, trong lạm phát thì mọi người cứ hiểu là có hai loại lạm phát chính. Thứ nhất đó là lạm phát do chi phí đẩy và đây chính là lạm phát mà bài báo này đang nhắc tới còn một loại lạm phát nữa đó là lạm phát do cầu kéo.
Lạm phát do chi phí đẩy nó sẽ có một vài yếu tố, khiến cho chi phí tăng ví dụ như là sự tăng giá của nguyên vật liệu thô chẳng hạn có thể đây là một hiệu ứng dây chuyền nó dẫn tới khả năng tăng giá cả xuyên suốt trong cả một nền kinh tế. Tôi lấy ví dụ như là chi phí năng lượng, chi phí vận tải tăng cũng có thể khiến giá cả tăng lên. Xong thời gian vừa qua thì mọi người cũng biết đó là giá cả về một số loại hàng hóa tăng rất mạnh. Chính điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát do chi phí đẩy. Giải thích cụ thể hơn nữa mọi người cứ hiểu đó là do chi phí các nguyên vật liệu thiết yếu tăng giá khi mà chi phí của những bộ phận, những loại nguyên liệu này tăng thì chắc chắn sẽ làm tăng các chi phí sản xuất của doanh nghiệp và điều này buộc các doanh nghiệp sẽ phải tăng về giá.
Ngoài ra thì còn một loại là lạm phát do cầu kéo. Lạm phát này anh chị em sẽ cảm nhận thấy rất là rõ khi mà lượng tiền trong nền kinh tế đã tăng lên và tôi lấy ví dụ như là dịch Covid nó hoàn toàn được khống chế chẳng hạn. Lúc này thì toàn bộ nền kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại và tiền trong nền kinh tế thì rất là nhiều bởi vì lượng tiền mà các nước đã bơm ra trong thời gian vừa qua. Điều này khiến cho người dân, người ta sẽ chi tiêu nhiều hơn, mua sản phẩm nhiều hơn ví dụ như là mua điện thoại di động, mua xe cộ, quần áo,… và ví dụ như khi mà một nhà cung cấp người ta không thể gia tăng được số lượng đầu ra trong ngắn hạn. Bởi vì do nhu cầu tiêu dùng rất là lớn, vượt quá so với số lượng sản phẩm mà nhà cung cấp người ta có thể tung ra thị trường lúc này thì cầu sẽ vượt quá cung. Điều này dẫn tới lạm phát do cầu kéo, thì đây là hai loại lạm phát chính, lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy.
Tôi vừa giải thích rõ hơn cho anh chị và các bạn hiểu kĩ hơn về thuật ngữ “chi phí đẩy” trong bài báo. Tôi xin phép được chia sẻ và sau đó phân tích tiếp.
Ba là lạm phát dù chưa vượt ngoài tầm kiểm soát nhưng áp lực chi phí đẩy đang là một thách thức. Lạm phát ở Hoa Kì cao ngoài dự đoán trong tháng 04/2021 (4,2%) dù có thể chỉ là biểu hiện nhất thời, thì FED cũng phải xem xét lại chính sách được đưa ra trước đó là duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ đến hết năm 2022.
Chịu tác động nặng nề của dịch COVID 19, phục hồi và trắc trở cũng là đặc trưng kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng GDP đạt 2,9%, mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập niên, hàng chục triệu lao động ảnh hưởng xấu, hàng trăm nghìn doanh nghiệp đóng cửa. Tuy nhiên Việt Nam vẫn được coi là điểm sáng cho bức tranh ảm đạm chung của kinh tế thế giới là một trong 10 nền kinh tế có tăng trưởng cao nhất. Và như đã nêu, kinh tế Việt Nam nằm trong số ít quốc gia đã có đà phục hồi với sản lượng tăng trưởng vượt mức trước COVID 19 ngay trong năm 2020.
Vào năm 2021, Việt Nam được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế dự báo có thể tăng trưởng GDP từ 6,5 đến trên 7%. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5% với kịch bản vừa nhanh chóng phục hồi vừa nhanh cải cách cơ cấu và thể chế kinh tế. Dù diễn biến dịch còn phức tạp với đợt dịch thứ ba (tháng 1 – tháng 2/2021) và thứ tư (từ cuối tháng tư/2021). Nói chung một số dự báo gần đây vẫn cho rằng dù thách thức, kịch bản có khả năng hơn cả là Việt Nam vẫn có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế trên dưới 6,5% năm 2021.
Đặc biệt ngay trong tháng 5/2021 tổ chức S&P đã đưa ra dự báo đánh giá về Việt Nam giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam và nâng mức triển vọng của Việt Nam từ ổn định lên tích cực. Kể từ khi đại dịch COVID xuất hiện đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế đưa triển vọng ổn định lên mức tích cực.
Trên đây là một số những nội dung chính của bài báo có tựa đề là kinh tế năm 2021: phục hồi và trắc trở. Một số dự báo của các tổ chức lớn đã đánh giá Việt Nam theo chủ trương tích cực.
Tôi xin phép được tóm tắt cập nhật và phân tích thêm cho anh chị em một số thống kê trong tháng 5 vừa qua. Cụ thể hơn đó là nền kinh tế Việt Nam trong năm về cơ bản đã phục hồi đáng kể trên nhiều mặt. Về tăng trưởng thì cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, đương nhiên là về mặt bằng năm 2020 thì nó là tương đối thấp. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 9,9% trong đó có ngành chế biến chế tạo tăng 12,6%. Ngoài ra thì đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cũng đạt 28,7% và đã tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam chúng ta, tính đến ngày 20/05/2021 đạt 14 tỷ đô và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.
Kim mạch về xuất khẩu hàng hóa cũng đạt 130,9 tỷ đô, tăng 30,7%. Tuy nhiên đấy chúng ta cũng phải kể đến vào tháng 5 vừa rồi nền kinh tế Việt Nam chúng ta cũng phải đối mặt với dịch bệnh cúm quay trở lại. Nó diễn biến phức tạp hơn và nghiêm trọng hơn rất nhiều rất, có nguy cơ xảy ra trên diện rộng chính bởi vì thế nên là chẳng hạn như là dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn hay là vận tải chịu tác động rất lớn. Cụ thể hơn đó là về tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 5 đã giảm 3,1% so với tháng 4 và giảm 1% so với cùng kỳ năm 2020.
Điều quan trọng nữa đó là dịch đã đánh trực tiếp vào các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh đây là một trong những trung tâm về sản xuất thiết bị và linh kiện điện tử của Việt Nam nơi có những nhà máy rất là lớn như là Apple, Honda, Toyota Samsung,… Chính vì điều này nên khả năng sản xuất công nghiệp ở Bắc Giang và Bắc Ninh có thể giảm đâu đó khoảng 50% trong tháng 6 năm 2021.
Về kinh tế vi mô thì cơ bản cũng còn khá ổn định nhưng mà ở những số liệu mà tôi đã cập nhật trong chủ đề trước thì CPI tháng 5 đã tăng hơn 1,4% so với tháng 12 năm 2020 và tăng 2,9% so với tháng 5 năm 2020. Chính điều này cũng làm cho việc giữ một chính sách tiền tệ phù hợp càng trở nên khó khăn. Ngoài ra thì đầu tư công là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng sẽ khó khăn hơn bởi vì lý do nguyên vật liệu như sắt, thép, xi măng tăng rất mạnh trong thời gian vừa qua sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các nhà thầu và đến những dự án đang được triển khai. Hiện tại thì Việt Nam chúng ta vẫn đang thực hiện tiết mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh và vừa tạo điều kiện tốt nhất để phục hồi và phát triển kinh tế. Đương nhiên là ngoài những khó khăn mà chúng ta đã nói ở trên thì cũng có những nền tảng rất là tích cực ví dụ như là sự đồng thuận và quyết tâm của người dân và chính phủ trong việc chống dịch.
Kinh tế Việt Nam năm 2021 quá nhiều thách thức và trắc trở
Ngoài ra thì kinh tế vĩ mô về cơ bản cũng khá ổn định chúng ta cũng thu hút được rất nhiều sự đầu tư của nước ngoài. Đây là một thời điểm có thể nói là rất khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam nhưng trong hành trình phát triển nào đó cũng phải đối mặt với rất nhiều trắc trở và khó khăn. Hy vọng rằng Việt Nam chúng ta sẽ vượt qua một cách ngoạn mục và kinh tế sẽ ngày càng phát triển để bắt kịp với xu thế mới của toàn cầu.
Trên đây là bài chia sẻ của Thiện Bình về chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2021 quá nhiều thách thức và trắc trở“, nếu anh chị có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì hãy comment bên dưới nhé.
Xem thêm: