Những điều cần biết trước khi đầu tư Shophouse

Trong những năm gần đây, Shophouse là mô hình kinh doanh bất động sản được khá nhiều người ưa chuộng, nó đã và đang tạo nên những cơn sốt cho các nhà đầu tư nhạy bén ở các thành phố lớn và các tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh. Vậy Shophouse có đặc điểm gì đặc biệt? Kinh nghiệm lựa chọn đầu tư Shophouse hiệu quả? Chúng ta cùng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Đặc điểm của Shophouse?

– Shophouse là mô hình nhà ở  kết hợp với cửa hàng thương mại. Shophouse còn được gọi là nhà phố thương mại, có thiết kế thông minh, đa năng giúp tối ưu chức năng sử dụng cho người sở hữu từ việc ở cho tới kinh doanh. Shophouse có 2 loại cơ bản: Shophouse ở khối đế chung cư và Shophouse thấp tầng.

– Vị trí: Shophouse thường được xây dựng ở những nơi đông người như tầng trệt của căn hộ, mặt đường chính,…để đảm bảo cho việc kinh doanh và đầu tư cho thuê thuận lợi hơn.

– Về thiết kế: được thiết kế thông tầng như những căn Duplex hay Penhouse có cầu thang được thiết kế thẩm mỹ nằm trong căn hộ.

– Đa chức năng sử dụng: Mọi hoạt động kinh doanh thường được bố trí, gói gọn ở tầng thứ nhất, các tầng phía trên dùng cho hoạt động sinh hoạt, nghỉ ngơi của gia chủ.

– Mọi kiến trúc xây dựng, thiết kế của Shophouse đều được  quy hoạch theo một khung hệ thống, đồng bộ trong dự án và không thể điều chỉnh được.

Trên đây là những kiến thức cơ bản trước khi đầu tư Shophouse. Tiếp theo sau, ta tìm hiểu kỹ về Shophouse cụ thể nằm trong dự án cụ thể và đi đến quyết định.

Những điều cần phải biết trước khi quyết định đầu tư Shophouse

– Lựa chọn vị trí Shophouse có tiềm năng phát triển tốt. Shophouse càng gần với khu dân cư sẽ càng có khả năng sinh lời cao hơn.

– Giới hạn về số căn Shophouse trong dự án: ngày nay việc xây dựng shohouse chủ yếu là phục vụ nhu cầu cho cư dân nên các căn hộ sẽ bị giới hạn thường là chỉ tầm 2-5% tổng số lượng căn hộ trong dự án.

– Khả năng thanh khoản hoặc nhu cầu cho thuê Shophouse chính là yếu tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận của đầu tư. Nên ưu tiên vào các khu vực thương mại phát triển, dân cư đông và tỉ lệ cạnh tranh không quá cao.

– Chú ý về tính pháp lý của Shophouse, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá và kế hoạch kinh doanh. Hiện tại căn hộ Shohouse đang có 2 loại hình thức sở hữu: loại căn hộ Shophouse biệt thự liền kề 4-5 tầng nằm trong các dãy nhà phố trong khu đô thị có có hình thức sở hữu sổ đỏ lâu dài và loại căn hộ Shophouse nằm tại vị tri tầng 1-2 của chung cư thì sở hữu 50 năm. Các bạn nên tìm hiểu kỹ pháp lý tại đây: quy định pháp luật về shophouse

– Mật độ dân cư tại khu vực xung quanh Shophouse là bao nhiêu? Bởi dân số sẽ quyết định đến then chốt khả năng kinh doanh sau này của Shophouse.

– Tính toán chi phí vận hành, dịch vụ căn hộ Shophouse khá quan trọng trước khi xuống tay đầu tư Shophouse. Việc này giúp bạn so sánh với các dự án Shophouse khác…đảm bảo yêu cầu về giá trị lãi suất.

– Nắm bắt được đặc tính của từng loại Shophouse và đưa ra phương án đầu tư hợp lý đối với quy mô và vị trí của dự án. Ví dụ: đối với Shophouse ở khối đế chung cư thì lợi nhuận cho thuê rất cao nhưng tiềm năng tăng giá trung bình và tính thanh khoản thấp. Còn đối với Shophouse thấp tầng thì lợi nhuận cho thuê trung bình nhưng tiềm năng tăng giá và tính thanh khoản cao.

– Trước khi chọn mặt gửi vàng, nhà đầu tư Shophouse nên thận trọng cân nhắc đến thương hiệu và uy tín của chủ đầu tư. Đây chính là yếu tố quan trọng bởi  một doanh nghiệp có đủ tâm huyết để phát triển và quản lý dự án tốt thì việc đầu tư Shophouse mới đảm bảo được hiệu suất sinh lời như kỳ vọng.

Một số rủi ro khi đầu tư Shophouse

– Đầu tư Shophouse là kênh có lợi nhuận cao nên đồng nghĩa cũng có sẽ những rủi ro nhất định. Trước khi đầu tư vào căn hộ Shophouse chắc hẳn các nhà đầu tư rất quan tâm tới rủi ro của dòng sản phẩm này là gì? Dưới đây là một số rủi ro mà các nhà đầu tư cần lưu ý:

– Chi phí đầu tư lớn: Vì Shophouse là sản phẩm dịch vụ đặc thù nên giá nó cao hơn ít nhất là 20% so với căn hộ thông thường. Đặc biệt những dự án cao cấp thì giá Shophouse còn cao gấp đôi so với căn hộ và việc mua bán cũng khá khó khăn vì tính khan hiếm. Vì vậy nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ về tiềm năng phát triển của dự án để việc đầu tư đem lại lợi nhuận cao.

– Lãi suất ngân hàng trong thời gian tới: Đối với nhà đầu tư có nguồn vốn cố định và chi trả liền thì không cần quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên một số nhà đầu tư phải nhờ cậy vào sự hỗ trợ từ ngân hàng thì đây là điều đáng quan ngại. Biến động lãi suất trong tương lai không nói trước được chính vì điều này mà nhà đầu tư cần có ít nhất là 60% vốn tự có để đảm bảo an toàn.

Đánh giá post

Leave a Reply