Vinhomes Cần Giờ

Dự Án Khu Đô Thị Vinhomes Cần Giờ (Vinpearl Cần Giờ) của Tập đoàn Vingroup là siêu dự án phức hợp thương mại, dịch vụ và chung cư cao cấp, biệt thự cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng. Dự án tọa lạc tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 50km về phía Đông Nam. Vinhomes Cần Giờ có diện tích lên đến 2.866 ha với vị trí đắc địa tại địa bàn huyện Cần Giờ, nơi sở hữu địa thế vừa có rừng lại vừa có biển. Đây là siêu dự án lấn biển được mong chờ nhất trong thời điểm hiện tại khi nhu cầu đầu tư đất nền vùng ven tại TP.HCM tăng cao mạnh mẽ cũng như sức hút từ tiềm lực mạnh mẽ của chủ đầu tư Vingroup. Vinhomes Cần Giờ được xem là một trong những dự án lấn biển lớn nhất Việt Nam hiện nay. Hãy cùng Thiện Bình tìm hiểu về dự án này nhé.

Tổng quan Vinhomes Cần Giờ (Vinpearl Cần Giờ)

  • Tên dự án: Khu Đô Thị Vinhomes Cần Giờ ( Vinpearl Cần Giờ).
  • Vị trí: xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Chủ đầu tư: Vin Group.
  • Diện tích: 2.866 ha.
  • Loại hình: condotel, nhà phố, shophouse khách sạn, biệt thự để ở/nghỉ dưỡng,…
  • Ngân hàng bảo lãnh: Techcombank (dự kiến).
  • Thời điểm triển khai: 2022 (dự kiến).
  • Nhà điều hành Vinhomes Cần Giờ đang chuẩn bị xây dựng, khi đã có Công văn từ UBND Huyện Cần Giờ ngày 8/04/2021

Khu-du-lịch-lấn-biển-cần-giờ-Vinhomes-Vinpearl-Cần-Giờ

Vị trí Vinhomes Cần Giờ (Vinpearl Cần Giờ)

Vị trí địa lý dự án

Khu đô thị Vinhome Cần Giờ sở hữu một vị trí ‘vàng’ tại huyện Cần Giờ (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh). Được các chuyên gia đánh giá là sở hữu vị trí phong thủy tốt vừa có rừng lại vừa có biển. Huyện Cần Giờ cách trung tâm thành phố khoảng 50 km về phía Đông Nam. Đây là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, Cần Giờ giống như một hòn đảo tách biệt với xung quanh, bốn bề là sông và biển.

Vị trí vinhomes Cần Giờ

Vị trí Vinhomes Cần Giờ (Saigon Sunbay).

  • Phía bắc ngăn cách với huyện Nhà Bè bởi sông Soài Rạp.
  • Phía nam giáp biển Đông.
  • Phía tây ngăn cách với các huyện Cần Giuộc và Cần Đước của tỉnh Long An. Huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang, ranh giới là sông Soài Rạp.
  • Phía đông bắc ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bởi sông Lòng Tàu.
  • Phía đông nam tiếp giáp với thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ranh giới là sông Thị Vải.

Tiềm năng bất động sản Cần Giờ thế nào?

Quy hoạch Dự án lấn biển Cần Giờ (dự kiến)

Đất dành cho mục đích du lịch (Vinpearl Cần Giờ): đề xây dựng khách sạn, nhà hàng, resort nghỉ dưỡng, khu vực công cộng.

Đất dành cho mục đích ở (Vinhomes Cần Giờ): biệt thự cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố, shophouse, khu căn hộ chung cư,…

Đất trồng cây xanh và hạ tầng giao thông.

Thiết kế Vinpearl Cần Giờ

Trung tâm tài chính quốc tế và trung tâm mua sắm Dubai là cảm hứng để thiết kế nên Khu du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinpearl – Vinhomes Cần Giờ).

Các chặng đường phát triển của Khu du lịch lấn biển Cần Giờ

Tóm tắt các chặng đường của khu lấn biển Vinhomes Vinpearl Cần Giờ

  • 2007, Saigon Sunbay có 400ha đất xây dựng, 200ha là bãi biển nội bộ, có chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ (Cangio Tourist City – CTC) được khởi công.
  • 2015, Vin Group mua lại hàng loạt cổ phiếu từ nhiều cổ đông cũ của CTC.
  • 2016, Vin Group sở hữu 97,15% cổ phiếu CTC.
  • Tháng 11/2016, UBND TPHCM đề nghị chấp thuận chủ trương và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch phân khu ven biển tỷ lệ 1/2000 ven biển ở xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh với tổng diện tích 2.870ha. Trong đó có bao gồm Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
  • Tháng 4/2017, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý nguyên tắc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và giao UBND tiếp thu ý kiến các bộ và cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức nghiên cứu lập, thẩm định và phê duyệt bảo đảm các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường…cập nhật vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2030, trình duyệt theo đúng quy định hiện hành.
  • Tháng 3/2019, trong văn bản số 1049/UBND-DA, UBND TPHCM đề nghị điều chỉnh chủ trương mở rộng dự án gửi bộ KH&ĐT để trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
  • Ngày 12/6/2020, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng kí Quyết định số 826/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
    • Dự án ban đầu có tên là “Hệ thống công trình lấn biển và Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ” được đổi tên thành “Đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”.
    • Tổng vốn đầu tư được điều chỉnh lên 217.054 tỷ đồng (trên 9 tỷ đô) bao gồm 32.558 tỷ đồng (15%) là vốn chủ sở hữu và 184.496 tỷ đồng (chiếm 85%) là vốn vay thương mại.
    • Đối với phần mở rộng quy mô kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư 11/7/2007, dự án sẽ được thực hiện trong 50 năm. Kể từ ngày được điều chỉnh chủ trương (12/6/2020), tiến độ dự án là 11 năm.
  • Ngày 9/12/2020, Bộ xây dựng đã có công văn 5889/BXD-QHKT gửi sở QHKT TPHCM cho ý kiến về công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Xác-định-chủ-đầu-tư-xây-dựng-tổ-chức-lập-quy-hoạch-chi-tiết-Dự-án-khu-đô-thị-du-lịch-lấn-biển-Cần-Giờ

  • Tháng 2/2021, TPHCM đã ban hành 4 quyết định duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Trong đó, dự án chia ra làm các phân khu A, B, C, D, E, với tổng diện tích lên đến 2.866ha.
  • Ngày 8/04/2021 UBND Huyện Cần Giờ ký văn bản chấp thuận Chủ đầu tư Vingroup xây nhà điều hành (nhà tiền chế) cho dự án Khu đô thị lấn biển Vinhomes Cần Giờ. Thông tin chi tiết văn bản chấp nhận xây nhà điều hành Vinhomes Cần Giờ.

Tổng kết

  • Quy mô dự án tăng từ 600ha, tổng vốn 8.470 tỷ đồng vào năm 2007 lên 2.870ha, tổng vốn 217.054 tỷ đồng vào năm 2020.

Chủ đầu tư Vinhomes Cần Giờ (Vinpearl Cần Giờ)

Vì sao Vin Group chọn vùng đất “khó nhằn” Cần Giờ để làm dự án?

Khái niệm về “đất vàng” trong thời đại ngày nay đã thay đổi nhiều so với mấy chục năm về trước. Khi xưa, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nhà nhà làm nông, người người là nông dân. Cho nên giá trị của đất lúc đó nằm ở chỗ người ta trồng cây có tốt không. Những vùng trồng lúa nước, cây ăn trái ở khu vực có phù sa từ các con sông lớn nhỏ (Sông Hồng, Sông Mekong,…).

Ở những vùng cao nguyên, ở một số khu vực đất cực kì màu mỡ, cho ra những cây cà phê, cây trà, các loại hạt,… Ngược lại, một số vùng nổi tiếng với đất đai cằn cỗi như ở miền Trung, nơi mà cái nắng cháy da cháy thịt, đâu đâu cũng là cát, đất thì khô cằn và không có chất dinh dưỡng. Giá đất ở nơi trồng trọt được thì đắt hơn nơi đất nghèo nàn. Đó là điều mà ông cha ta qua bao đời dạy cho con cái.

Ngày nay thì sao? Thực tế cho thấy rằng giá đất giờ đây phản ảnh sai khái niệm đất vàng thời xưa. Xin lấy một vài ví dụ như sau. Thái Bình, Hải Dương hay Hưng Yên là vùng đất của nông nghiệp lúa nước truyền thống mấy trăm năm. Nhưng giờ đây có vẻ họ bắt đầu thấy sự phát triển của Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Đăk Lawk. Người ta trồng chanh leo, nhãn, phát triển du lịch ở Sơn La. Người dân ở Hòa Bình nuôi bò Nhật Bản, trồng cam đặc sản, khai thác lòng hồ thủy điện. Riêng về nông nghiệp đã có sự thay đổi và “vùng lên” của những vùng đất “nghèo nàn”.

Nói rộng ra hơn nữa, Ninh Thuận ngày xưa kém phát triển bởi chỉ có nắng gió, đất đai cằn cỗi. Giờ đây khi đến tỉnh ngày, người ta thấy nhiều khu nghỉ dưỡng hiện đại, đẳng cấp quốc tế, khách du lịch dập dìu. Họ còn là vương quốc của điện gió và điện mặt trời. Ninh Thuận đã biến những cái mà ngày xưa không sử dụng được thành hàng loạt thứ có giá trị cao. Những thành quả đó có sự góp công của nhiều thành phần: chính sách của các cấp lãnh đạo, các tập đoàn tư nhân, người dân địa phương. Các ông lớn bất động sản đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển vùng đất khô cằn thành những khu tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí nhộn nhịp dọc theo bãi biển.

Vin Group là một “thương hiệu quốc dân” với hàng chục dự án nhà ở cho người dân Việt Nam và người nước ngoài đến định cư tại nước ta. Họ hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực bất động sản đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng, công nghiệp, công nghệ. Họ từng thực hiện nhiều dự án theo kiểu biến bất lợi thành lợi thế. Một vùng đất ngập mặn không người ở tại An Hải, Hải Phòng với giá đất vô cùng thấp chỉ sau một năm đã trở thành Khu Công nghiệp ô tô VinFast rộng 800ha, nơi mà giá trị bất động sản gia tăng theo cấp số nhân. Tư duy và hành động của tỉ phú Phạm Nhật Vượng khác biệt so với phần lớn người còn lại đã đem đến thành công cho cá nhân ông cũng như Tập đoàn Vin Group.

Nói đến Dự án Khu Du lịch biển Cần Giờ thì có thể thấy đây là một quyết định táo bạo của tập đoàn Vin Group. Nền đất quá yếu, mặt bằng không có, kết nối giao thông chưa hoàn thiện, thiếu nước ngọt, vấn đề môi trường nhạy cảm do nằm gần khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đã hàng chục năm nay khi mà các phần khác của thành phố đã và đang tiếp tục phát triển thì Cần Giờ có vẻ như khá chập chạp.

Tiềm năng tuy có nhưng chưa có nhà đầu tư lớn nào dám mạo hiểm đổ tiền về đây khi kết quả chưa có gì rõ ràng và khả năng sinh lợi không được đảm bảo. Chỉ có Phạm Nhật Vượng – người đã xây tòa tháp hình bó tre cao nhất Đông Nam Á, người muốn đưa ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sánh tầm các cường quốc mới không ngần ngại triển khai khu lấn biển tại Cần Giờ. Đây không chỉ là bài toán kinh doanh kiếm lời, mà còn là bài toán thay đổi vận mệnh Cần Giờ, hiện thực hóa ước mơ vươn ra biển của TPHCM ấp ủ trong bao nhiêu năm qua.

Nói xa hơn, một khi xử lý được các vướng mắt, chúng ta có thể tạo ra một dự án tuyệt với, tạo nên sức bật mạnh mẽ, cho Vin Group và cho cả đất nước Việt Nam. Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Đình Thiên nhận định: “Cần Giờ là dự án rất lớn để chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá nó ở tầm quốc gia – khu vực, khi hoàn thành sẽ kích hoạt phát triển cả một vùng đóng vai trò “động lực quốc gia”.

Tiến độ Vinhomes Cần Giờ (Vinpearl Cần Giờ)

Sau đây là một số hình ảnh dự án tại thời điểm mới nhất.

Tiến độ dự án Khu du lịch lần biển Cần Giờ

Tiến độ dự án Khu du lịch lần biển Cần Giờ

Tiến độ dự án Khu du lịch lần biển Cần Giờ

Tiến độ dự án Khu du lịch lần biển Cần Giờ

Tiến độ dự án Khu du lịch lần biển Cần Giờ

Tiến độ dự án Khu du lịch lần biển Cần Giờ

Tiến độ dự án Khu du lịch lần biển Cần Giờ

Tiến độ dự án Khu du lịch lần biển Cần Giờ

Hạ tầng Cần Giờ – đòn bẩy mạnh mẽ cho dự án lấn biển

Ngoài ưu điểm lớn là sở hữu địa thế tựa rừng hướng biển, Vinhomes Cần Giờ còn có khả năng tăng giá mạnh mẽ trong thời gian tới khi việc đầu tư hạ tầng giao thông và kiểm soát quy hoạch theo hướng phát triển bền vững được Thành phố đẩy mạnh tại Cần Giờ. Tính về đường bộ, thủy và không thì huyện đảo này đã và đang có nhiều thông tin tích cực.

Đường bộ tại Cần Giờ

  • Đường Rừng Sác dài 36,5km, rộng từ 30 – 120m, 6 làn xe đã xây dựng, được đề xuất nâng cấp cải tạo.
  • Cao tốc Bến Lức – Long Thành (đã khởi công, hoàn thành >80%), có hạng mục xây cầu nối Cần Giờ với Nhà Bè (TPHCM) và Nhơn Trạch (Đồng Nai).
  • Cầu Cầu Cần Giờ thay phà Bình Khánh.
  • Cầu vượt biển Cần Giờ – Vũng Tàu.

Đường Rừng Sác

Tính đến thời điểm hiện tại, Rừng Sác là đường giao thông chính chạy dọc theo huyện Cần Giờ. Đây là con đường có thể gọi là duy nhất để đi từ phần còn lại của TPHCM đến dự án lấn biển Cần Giờ. Đường Rừng Sác cũ được khởi công vào tháng 4/1985 trên dải đất bùn lầy với sông rạch chi chít, ban đầu chỉ có hai làn xe, bảy cây cầu nhỏ và qua hai tuyến phà.

Đường Rừng Sác mới như ngày nay chúng ta thấy mất thời gian xây dựng lên đến 9 năm ròng rã, từ tháng 5/2002 đến tháng 2/2011. Tổng vốn đầu tư cho toàn tuyến là 1.420 tỷ đồng, trong đó 500 tỷ đồng để xây tám cây cầu. Đường Rừng Sác dài 36,5km, rộng từ 30 – 120m, có sáu làn xe, có điểm đầu tại bến phà Bình Khánh, xuyên theo trục tây bắc – đông nam qua các khu dân cư, khu nuôi thủy sản và rừng ngập mặn rồi kết thúc tại ngã tư dẫn vào khu du lịch biển 30/4, nghĩa là đã đến dự án Vinhomes Cần Giờ.

Có hai tuyến xe buýt đi xuyên suốt đường Rừng Sác là tuyến số 90 (Phà Bình Khánh – Cần Thạnh) và số 75 (Công viên 23/9 Quận 1 – Cần Giờ). Xe ô tô, xe tải, xe đầu kéo rơ moosooc, xe thô sơ, xe 2,3 bánh đều di chuyển tốt trên đường Rừng Sác. Cần phải lưu ý là các loại phương tiện này đều phải đi qua phà Bình Khánh từ bến phía huyện Nhà Bè đến bến phà Bình Khánh phía huyện Cần Giờ trước khi đến đường Rừng Sác. TPHCM đã đề xuất phương án xây cầu Cần Giờ thay thế phà này.

Nâng cấp, cải tạo đường Rừng Sác được Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ cho biết vừa đề xuất UBND TP HCM. Tổng mức đầu tư dự kiến 2.167 tỷ đồng và hình thức hợp đồng BT. Dự kiến thảm 2 lớp bê tông nhựa trên đường hiện hữu để cải thiện điều kiện xe chạy, xây dựng 8 cầu song song sát bên cầu hiện hữu, mặt cắt ngang cầu mới đáp ứng 3 làn xe, rộng 13,25 m.

Cao tốc Bến Lức – Long Thành

Cao tốc Bến Lức – Long Thành có hai gói thầu J1 – xây dựng cầu Bình Khánh (bắc qua sông Soài Rạp nối Nhà Bè và Cần Giờ) và gói thầu J3 xây dựng cầu Phước Khánh (bắc qua sông Lòng Tàu nối Cần Giờ – TP.HCM và huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai) ước tính khoảng 70 triệu USD. Khi hoàn thành, cao tốc dài 57,8km, 4 làn xe lưu thông và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h sẽ là lực đẩy cho bất động sản Cần Giờ nói chung, dự án Vinpearl Cần Giờ nói riêng.

Cầu Cần Giờ

Danh mục 46 dự án giao thông trọng điểm của thành phố năm 2021 vừa được UBND TPHCM thống nhất dựa trên tờ trình của Sở GTVT TPHCM có dự án cầu Cần Giờ nối huyện Cần Giờ với Nhà Bè, thay thế phà Bình Khánh – con đường độc đạo giữa các phần khác của TPHCM với huyện đảo. Theo đề xuất, phần cầu dự án có tổng chiều dài gần 3,7km, cầu Cần Giờ dài gần 3km. Cầu chính sẽ là cầu dây văng liện tục.

Thời gian thực hiện dự án rơi vào khoảng 2021 – 2026. Các việc liên quan dự án sẽ được tiến hành trong năm 2021 như thông qua chủ trương đầu tư, lập dự án. Cầu được xây theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Tổng số vốn đầu tư dự kiến hơn 9.980 tỷ đồng.

Trước đó, TPHCM kiến nghị Thủ tướng cho phép xây cầu Cần Giờ dài 3,4 km với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55m, với tổng mức vốn dự kiến khoảng 5.300 tỷ đồng. Đến tháng 9/2017, Cầu Cần Giờ được Thủ tướng chính phủ đồng ý bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM.

Đến tháng 3/2019, phương án thiết kế cầu Cần Giờ được UBND TP phê duyệt. TPHCM tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ. Sau gần 1 năm, vào tháng 4/2019, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM tổ chức lễ công bố kết quả. Theo thiết kế được chọn, Cầu Cần Giờ có dạng dây văng, chịu lực trên một trụ tháp, trụ đèn chiếu sáng tạo hiệu ứng rừng đước, lan can có hình tượng các con sóng biển.

Cầu nối Cần Giờ Vũng Tàu

Cầu vượt biển hiện đại nối liền Cần Giờ – Vũng Tàu (dài khoảng 17km) được UBND huyện Cần Giờ đề xuất bổ sung vào quy hoạch Vùng thành phố Hồ Chí Minh.

Hiệp hội bất động sản TP.HCM đưa ra đề xuất xây một cây cầu có tính biểu tượng như cầu Cổng Vàng ở San Francisco (Mỹ) tại hội nghị Quy hoạch phát triển Cần Giờ năm 2017. Trong các năm sau đó, nhiều lần dự án này được nhắc tới và được lãnh đạo các bên đề xuất trong các cuộc họp quan trọng.

Tháng 2/2021, HoREA một lần nữa nêu đề xuất làm cầu vượt biển Cần Giờ trong văn bản góp ý kiến Báo cáo rà soát, đánh giá đồ án quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2060. Cầu này được đề xuất bổ sung vào quy hoạch đường ven biển phía Đông từ TP.HCM đến tỉnh Kiên Giang. Mục đích của cầu là giao thông thuận lợi, điểm nhấn kiến trúc, cầu cảnh quan, phục vụ du lịch.

Ngoài ra, ở những bản thiết kế nhiều năm trước đây, các chuyên gia khoa học còn đề xuất xây dựng một tuyến đường ngầm vượt biển nối Cần Giờ với Vũng Tàu dài khoảng 25km.

Đường thủy

  • Phà biển Cần Giờ Vũng Tàu đã khai trương.
  • Tuyến đường thủy từ trung tâm Quận 1 đến Khu đô thị lấn biển Cần Giờ.
  • 4 vị trí làm cảng biển ở Cần Giờ.

Phà biển Cần Giờ Vũng Tàu

Tuyến phà biển Cần Giờ Vũng Tàu khai trương sáng 4/1/2021. Chiều dài của tuyến này dài 15 km, thời gian di chuyển bằng phà 30 phút. Đây là tuyến phà biển đầu tiên tại TP HCM do doanh nghiệp đầu tư. Điểm đầu của tuyến nằm ở bến Tắc Suất ở thị trấn Cần Thạnh (Cần Giờ), điểm cuối nằm ở gần trụ sở Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, TP. Vũng Tàu.

Ngoài ra TPHCM đang có kế hoạch thực hiện tuyến đường thủy từ trung tâm Quận 1 đến Khu đô thị lấn biển Cần Giờ.

Cảng biển ở Cần Giờ

Tháng 9/2020, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP HCM có văn bản gửi UBND TP góp ý kiến về quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có quy hoạch phát triển cảng biển thành phố. Sở đã đề xuất lập, dự kiến bổ sung quy hoạch cảng container, tổng hợp, hàng rời tại 4 vị trí trên địa bàn huyện Cần Giờ ở các vị trí như sau:

  • #1: quy mô tiếp giáp sông Lòng Tàu (xã Bình Khánh, Cần Giờ), quy mô 250ha, đón tàu 30.000 – 50.000 DWT.
  • #2: tiếp giáp sông Lòng Tàu (thuộc xã Thạnh An, Cần Giờ), quy mô 50 ha, đón tàu đến 100.000 DWT.
  • #3: tiếp giáp luồng Sài Gòn – Vũng Tàu (thuộc xã Long Hoà, Cần Giờ); dự kiến quy hoạch cảng biển quy mô 150 ha, có thể tàu đến 150.000 DWT.
  • #4: tiếp giáp luồng Cái Mép – Thị Vải (thuộc địa phận Cù Lao Ông Chó), quy mô 100 ha, đón tàu đến 200.000 DWT.

Đường không

  • Sân bay nhỏ ở Cần Giờ được đề xuất.
  • Lên kế hoạch triển khai di chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất và Cần Giờ bằng trực thăng, xây sân bay trực thăng ở Cần Giờ.

Sân bay nhỏ ở Cần Giờ

Ông Vương Quang Hưng, Trưởng Phòng Quản lý xây dựng giao thông đường bộ Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết, đã đề xuất xây dựng sân bay cỡ nhỏ ở huyện Cần Giờ tại cuộc họp lấy ý kiến về quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, sân bay thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của khu vực TPHCM.
Sân bay Long Thành
Hình ảnh minh họa Sân bay Long Thành sẽ hoàn thành vào năm 2025.

5/5 - (102 bình chọn)

Leave a Reply