Cầu Cần Giờ chắp cánh cho bất động sản Nam Sài Gòn & Cần Giờ

Cầu Cần Giờ đã được đề xuất xây dựng để kết nối huyện đảo Cần Giờ với phần còn lại của thành phố từ năm 2015. Cho đến nay đã trải qua nhiều thủ tục, quá trình quy hoạch, thiết kế, mời nhà đầu tư. Hình hài cây cầu đã dần dần hiện ra trên bản thiết kế với dáng dấp cây đước đặc trưng của vùng đất mà phần lớn diện tích đất là rừng ngập mặn. Các thông số của Cầu Cần Giờ thế nào, thiết kế ra sao, tiến độ Cầu Cần Giờ, ý nghĩa Cầu Cần Giờ, các cơn sốt đất liên quan ra sao, bất động sản khu Nam Sài Gòn và huyện Cần Giờ phát triển mạnh mẽ nhờ vào Cầu Cần Giờ là các vấn đề được Thiện Bình đề cập đến trong bài viết này. Mong rằng các kiến thức bên dưới sẽ hữu ích cho quý độc giả.

Tổng quan Cầu Cần Giờ

  • Chiều dài: 3,7 km.
  • Số làn xe: 4.
  • Tĩnh không thông thuyền: 55m.
  • Thời gian thực hiện dự án: khoảng 2021 – 2026.
  • Tổng số vốn đầu tư: dự kiến hơn 9.980 tỷ đồng (đề xuất trước đó chỉ có 5.300 tỷ đồng).
  • Hình thức đầu tư: hợp tác công tư (PPP).

Thiết kế Cầu Cần Giờ

Theo thiết kế được thông báo mới nhất là từ cuộc thi tuyển chọn phương án thiết kế, được thông báo vào tháng 4/2019 thì Cầu Cần Giờ có hình dáng cây đước. Đây vốn là công trình biểu tượng ngay cửa ngõ đi vào địa bàn huyện đảo nên cần có thiết kế đặc biệt mang ý nghĩa, thể hiện đặc trưng, lợi thế tự nhiên, văn hóa bản địa. Rừng ngập mặn là nét làm nên Cần Giờ và cây đước là loài cây phổ biến bậc nhất ở đây. Cho nên cây cầu có ý nghĩa quan trọng nhất kết nối giao thông Cần Giờ với phần còn lại của thành phố mang hình hài cây đước là thiết kế rất hay. Bản thiết kế vừa đạt yêu cầu về thẩm mỹ lại phải vừa đáp ứng tính khả thi khi xây dựng. Cầu có hệ thống đèn chiếu sáng tạo hiệu ứng sóng và rừng đước về đêm.

Phối cảnh cầu Cần Giờ có hình dáng cây đước

Phối cảnh cầu Cần Giờ có hình dáng cây đước, về đêm cầu lung linh huyền ảo nhờ vào hệ thống chiếu sáng lên dây văng và hình ảnh sóng uốn lượn dọc hai bên thân cầu.

Ý nghĩa Cầu Cần Giờ – cú hích cho bất động sản Nam Sài Gòn & Cần Giờ

Lợi ích Cầu Cần Giờ khi xây xong – xóa điểm nghẽn giao thông

Vào các dịp lễ tết, người dân bị kẹt ở bến phà Bình Khánh đến 4 giờ đồng hồ trong những năm qua. Hay vào giờ tan tầm, bến phà bị quá tải, người dân chờ hơn 30 phút mới được lên phà. Có thể nói Cầu Cần Giờ chính là “chìa khóa vàng mở cánh cửa bí mật” sang một huyện đảo tiềm năng nhưng bị bỏ quên nhiều năm bởi hạ tầng giao thông hạn chế. Giao thông sẽ trở nên thông suốt từ phía Cần Giờ sang Nhà Bè và các quận còn lại của TPHCM. Từ đó cây cầu là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, thay đổi diện mạo cho cả huyện đảo.

Phà Bình Khánh nối Nhà Bè và Cần Giờ

Phà Bình Khánh là con đường độc đạo nối 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Cây cầu Cần Giờ sẽ phá thế độc đạo của bến phà, giúp rút ngắn thời gian di chuyển, tạo sự thuận tiện cho sự phát triển hai bên bờ.

Cầu Cần Giờ là cú hích cho bất động sản Nam Sài Gòn & Cần Giờ

Rõ ràng là chỉ mất chưa tới 5 phút để di chuyển từ bên này sang bên kia sông Soài Rạp, từ Nhà Bè sang Cần Giờ. Từ Cần Giờ đi tới Chợ Bến Thành mất hơn 15km một chút, thời gian hơn 30 phút. Từ Cần Giờ, qua cầu để đến khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng chưa tới 10km.

Khi cầu hoàn thành, giao thông dễ dàng và nhanh chóng sẽ khiến cho bất động sản tại huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ hưởng lợi. Điều này sẽ thành sự thật khi cây cầu mang tên Cần Giờ đi vào khai thác. Bất động sản tại khu vực quanh cầu đã rục rịch tăng giá và đã dính vào các cơn sốt đất. Giá đã tăng nhiều khi chưa xây xong thì chắc chắn giá khi đã xây xong còn cao hơn. Điều này chỉ ra rằng bất động sản tại Cần Giờ và Nhà Bè có tiềm năng sinh lợi cao. Với cây cầu chiến lược, các ông lớn bất động sản sẽ có cơ sở để xác định đầu tư tại Cần Giờ. Chắc chắn rằng nhiều dự án lớn nhỏ sẽ được triển khai khi cầu xây dựng xong.

Hiện tại, dự án lấn biển Cần Giờ thể hiện tham vọng của tập đoàn Vingroup về một khu đô thị du lịch rộng gần 3.000 ha, đưa ước mong phát triển ra hướng biển của TPHCM hơn 20 năm qua thành hiện thực. Độc giả có thể đọc một bài viết chi tiết của Thiện Bình về Vinhomes Cần Giờ (Vinpearl Cần Giờ) – Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup tại đây.

Trên con đường Nguyễn Hữu Thọ của Nhà Bè đang có một dự án hot nhất Nam Sài Gòn bởi sự bảo chứng mạnh mẽ từ ông lớn Keppel Land và Phú Long với hàng chục tiện ích. Bình xin giới thiệu với độc giả đó là Celesta Rise Nhà BèCelesta Heights Nhà Bè. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về dự án ở Cần Giờ, Nhà Bè, Nam Sài Gòn, xem thông tin hình ảnh, tham quan thực tế dự án, xem bảng giá, chỉ cần liên lạc với Thiện Bình theo khung chat nhanh trên trang web này hoặc điện thoại/Zalo 0909190247 để được tư vấn nhiệt tình 24/24.

Tiến độ Cầu Cần Giờ

Năm 2021

Tháng 4/2021, theo tờ trình của Sở GTVT TPHCM, UBND TPHCM vừa thống nhất danh mục 46 dự án giao thông trọng điểm của thành phố năm 2021. Các dự án thuộc vào một trong hai nhóm: nhóm đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư và nhóm là dự án chuẩn bị đầu tư. Trong nhóm chuẩn bị đầu tư có liệt kê dự án cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh nối huyện Nhà Bè với Cần Giờ. Trong đó có nêu cầu dài khoảng 3km, là cầu dây văng liên tục, ốn đầu tư dự kiến là hơn 9.980 tỷ đồng theo hình thức hợp tác công tư (PPP), thời gian thực hiện rơi vào giai đoạn 2021-2026. Trong năm 2021, chủ trương đầu tư Cầu Cần Giờ sẽ được thông qua, các cấp tiến hành lập dự án.

Năm 2020

Ngày 22/6/2021, buổi tiếp xúc cử tri Cần Giờ của đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 22-6, trong buổi tiếp xúc cử tri giữa Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị số 2, Ông Bùi Hòa An Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM thông tin với cử tri huyện Cần Giờ, là sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư vào đầu năm 2022, khởi công vào cuối Quý I/2022.

Trong buổi này, cử tri Trần Thị Kim Liên (xã Bình Khánh) có câu hỏi và yêu cầu lãnh đạo cho biết thông tin về tiến độ xây dựng dự án cầu Cần Giờ nối với huyện Nhà Bè. Ông Bùi Hòa An đã trả lời rằng nếu việc giải phóng mặt bằng thuận lợi, dự án cầu Cần Giờ dự kiến đầu năm 2022 sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư, khởi công vào cuối Quý I-2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025, hoặc đầu năm 2026. Ông bày tỏ mong muốn người dân Cần Giờ phối  hợp tốt với các ban ngành, cơ quan liên quan, chủ đầu tư để việc giải phóng mặt bằng diễn ra suông sẻ, nhanh chóng, để dự án được thi công đúng tiến độ.

Buổi tiếp xúc cử tri Cần Giờ của đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/6/2020

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV tháng 6/2020

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV ngày 15 – 19/6/2020, đã bỏ loại hình hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) ra khỏi danh mục hợp đồng các dự án thuộc phương thức đầu tư PPP. Đại hội thông qua Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Đó là lý do TPHCM lùi việc chọn nhà đầu tư, dời thời gian tiến hành dự án.

Quốc hội khóa XIV tháng 6/2020

Năm 2019

Tháng 3/2019, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ. Tháng 4/2019, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM tổ chức lễ công bố kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ sau gần 1 năm tổ chức tuyển chọn. Theo thiết kế được chọn, cầu sẽ có hình dáng cây đước – loài cây đặc trưng của huyện đảo với phần lớn diện tích là rừng ngập mặn.

Chủ đầu tư đề xuất làm dự án theo một trong hai phương thức là hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) hoặc BT. Theo kế hoạch dự kiến, cầu Cần Giờ sẽ khởi công vào tháng 10/2021, hoàn thành vào cuối năm 2024.

Năm 2017

Tháng 9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung cầu Cần Giờ vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM. Vào ngày 9/5/2017, Văn phòng Chính phủ chính thức có văn bản đồng ý cho TP.HCM xây dựng cầu Cần Giờ.

Năm 2016

Tháng 8/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây cầu Cần Giờ, đồng ý chủ trương xây dựng cây cầu có vai trò chiến lược này. Theo kế hoạch được đề xuất và được duyệt, cầu dài 3,4km, có 4 làn xe, cao 230m tính từ mặt nước, hai khoan hai bên trụ rộng 215 m và 350 m, tĩnh không thông thuyền 55 m, dự kiến vốn khoảng 5.300 tỷ đồng. Điểm đầu của cầu tại nút giao giữa đường 15B với đường số 2 khu đô thị Phú Xuân, huyện Nhà Bè. Điểm cuối kết nối vào đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam thuộc xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Như vậy, tổng chiều dài tuyến đường vừa nêu dài khoảng 7,41km.

Quy hoạch cầu Cần Giờ

Năm 2015

Cuối tháng 9/2015, cầu Cần Giờ được đề xuất xây dựng để kết nối huyện đảo Cần Giờ với các quận huyện còn lại của TPHCM. Vị trí xây cầu mà nhà đầu tư đề xuất lại không nằm trong quy hoạch giao thông. Vì thế, TPHCM phải thực hiện các bước chờ ý kiến sở, ngành, rồi trình Thủ tướng.

Sốt đất tại Cần Giờ theo thông tin xây cầu Cần Giờ

Mặc dù thời điểm khởi công dự án đã dời lại, thông tin xây cầu nhiều lần dấy lên qua nhiều năm. Sau mỗi lần như thế là diễn ra sốt đất khi mà nhà đầu tư đổ xô về đây tìm đất. Sau mỗi lần giá đất mỗi tăng ít nhất gấp đôi, cho đến này đã đến mức ngất ngưỡng, theo nhận xét là cao so với giá trị thật. Ví dụ như giai đoạn 2017, trong khi Thủ tướng còn chưa có quyết định phê duyệt dự án mà đất đã tăng chóng mặt 10 lần trong vòng 3 tháng.

Theo Báo Tài Nguyên và Môi Trường khảo sát vào năm 2021, giá đất Cần Giờ tăng 5 – 6 tr/m2 so với năm ngoái. Đoạn cách bến phà 2km trên đường Rừng Sác có giá từ 60 – 70tr/m2. Trên tuyến đường nhỏ hơn, đất có giá 25 – 30tr/m2. Giá đất tại mặt tiền đường Tắc Xuất, Cần Thạnh – nối từ phà Vũng Tàu ra biển khoảng 45 – 50tr/m2, tăng 70 – 80% so với 12 tháng trước.

Đất ở trên đường bê tông được bán giá vài chục triệu một mét vuông thì không nói vì đáp ứng nhu cầu ở. Đất với vuông tôm, rặng dừa cũng được rao bán rầm rộ và người mua với mục đích đầu cơ là chính. Những chiếc xe ô tô, xe máy đổ về Cần Giờ mua đất nườm nượp, những quán cafe đầy cò đất.

Lời khuyên cho các nhà đầu tư là phải xem xét pháp lý của khu đất, đã có đầy đủ giấy tờ chưa, có dính quy hoạch không, loại hình đất đô thị hay đất trồng cây,… Giá đất nhảy loạn xạ nên khó xác định giá đúng dù là nhà nhà đầu tư chuyên nghiệp. Người mua nên cẩn trọng với các hình thức kê giá, đẩy giá lên cao,…

Đánh giá post

Leave a Reply