Với hệ thống giao thông thuận lợi, các loại hình vận chuyển đa dạng, đặc biệt với sức hút của dự án sân bay Long Thành mà nhiều chuyên gia nhận định rằng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và các lĩnh vực khác tại Đồng Nai trở nên sôi động hơn bao giờ hết, thu hút được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà đầu tư trong thời gian sắp tới.
Tiềm năng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Đồng Nai phát triển vượt bậc
Các địa phương như: thành phố Long Khánh, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom, huyện Xuân Lộc… được biến đến là những khu vực có tổng diện tích đất và không gian rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm và phát triển làng nghề dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Bên cạnh đó, các huyện như Định Quán, Vĩnh Cửu, Tân Phú sẽ được ưu tiên tập trung sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng….
Theo Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, hiện có hơn 140.000 ha rừng tự nhiên, gần 10 hồ chứa lớn và gần 10 thác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa được khai thác tiềm năng về du lịch. Chưa kể, Đồng Nai có nhiều chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý, chuyên gia nước ngoài sinh sống và làm việc, là nơi đông dân cư với hơn 3,1 triệu người, do đó nhu cầu về nghỉ dưỡng và du lịch vô cùng lớn. Trong khi, địa phương vẫn còn hạn chế về những dự án, nhà đầu tư lớn để xây dựng các khhu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái xứng tầm và đạt chuẩn chất lượng.
Ngoài ra, dựa trên thống kê từ Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, hiện nay trên toàn tỉnh có gần 30 dự án phát triển du lịch. Mục tiêu đầu tư của các dự án là khách sạn, khu đô thị du lịch, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Một số dự án resort và khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 2 đến 5 sao đã được hoàn thiện và chính thức đi vào hoạt động, có thể kể đến như: Happy Son và Quốc Thanh (Long Khánh), Khách sạn Orchard Home Nam Cát Tiên (Tân Phú), Khách sạn Chipu (Nhơn Trạch) và Central Park (khách sạn 5 sao đầu tiên của Đồng Nai). Cùng với đó là 3 điểm du lịch với tổng vốn đầu tư các dự án lên đến trên 1.000 tỷ đồng, gồm có: Du lịch tuyến sông Đồng Nai, Sỹ Mỹ Garden và Ngọc Hoa Trang cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động.
Với những lợi thế về rừng, hồ, thác… điển hình tại huyện Tân Phú, đây được đánh giá là một trong những khu vực có nhiều tiềm năng phát triển về ngành du lịch và địa phương này cũng đã xác định ngành du lịch là nền kinh tế mũi nhọn của huyện để phát triển.
Tiềm năng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Đồng Nai
Thông tin với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Ký, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú cho biết, huyện đã thu hút khá nhiều dự án du lịch nhỏ và vừa trong suốt thời gian qua, đặc biệt, Vườn quốc gia Cát Tiên thu hút được một số lượng lớn du khách đã thúc đẩy địa bàn xã có vườn phát triển các loại hìn homestay, quán ăn, nhà hàng…một cách mạnh mẽ, nhất là các khu vực đất ven sông, có quang cảnh thiên nhiên vô cùng mát mẻ, phù hợp trở thành điểm đến nghỉ dưỡng cuối tuần cho khách du lịch.
Tương tự như trên, huyện Vĩnh Cửu sở hữu nhiều lợi thế về du lịch sinh thái rừng, hồ và nông nghiệp và cũng là một trong những địa phương của tỉnh Đồng Nai. Bà Nguyễn Thị Dung, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu khi đánh giá về lợi thế của vùng cũng cho rằng, thời gian qua việc phát triển du lịch địa phương cũng được huyện quan tâm và chú trọng với khá nhiều dự án du lịch nhỏ lẻ, do các hộ dân địa phương kinh doanh. Cụ thể trong đó, các tour du lịch xuyên rừng, các nhà nghỉ, homestay đã được một số doanh nghiệp trẻ đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng và đã khá thành công.
“Trong khoảng thời gian tới, huyện Vĩnh Cửu sẽ có những phương án, đề xuất cụ thể để hợp thức hóa các thủ tục, môi trường du lịch của huyện được bảo đảm hoạt động đúng quy định của pháp luật hơn và ngày càng hiệu quả hơn”, bà Dung chia sẻ thêm.
Tiềm năng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Đồng Nai trở thành thế mạnh thu hút nhiều nhà đầu tư của tỉnh Đồng Nai
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam nhận định về thị trường bất động sản Đồng Nai: những năm trước các dự án căn hộ, đất nền, du lịch nghỉ dưỡng tại Đồng Nai chưa tạo được nhiều ấn tượng đối với nhiều doanh nghiệp đầu tư. Nhưng trong thời gian gần đây, làn sóng đầu tư bất động sản lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, và nổi bật nhất là du lịch sinh thái kèm nghỉ dưỡng đang làm mưa làm gió trên thị trường bất động sản, một số doanh nghiệp đã đầu tư vào mảng thị trường này một cách hiệu quả.
“Ngoài thế mạnh về thị trường nội địa, tỉnh Đồng Nai còn có vị trí liền kề với hàng loạt thị trường du lịch tiềm năng như: Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh… đi kèm với hệ thống giao thông thuận lợi, các loại hình vận chuyển đa dạng, đặc biệt với sức hút của dự án sân bay Long Thành mà nhiều chuyên gia nhận định rằng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và các lĩnh vực khác tại Đồng Nai trở nên sôi động hơn bao giờ hết, thu hút được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà đầu tư trong thời gian sắp tới”, ông Bảo cho biết thêm.
Theo thông tin từ Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, hiện tại tỉnh vẫn đang tiếp tục triển khai và thực hiện những dự án quy mô lớn nhằm thu hút các nhà đầu tư. Trong đó. một số nhà đầu tư đang lập các thủ tục để triển khai dự án tiêu biểu như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại, Dịch vụ và Du lịch Hoàng Gia Bảo vốn đầu tư dự kiến trên 1.000 tỷ đồng với dự án tuyến du lịch đường sông; Công ty Cổ phần Đầu tư Cường Thuận vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.300 tỷ đồng, lập thủ tục đầu tư dự án du lịch sinh thái kết hợp vui chơi giải trí tại hồ Trị An; dự án Safari tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai với vốn đầu tư dự kiến trên 1.000 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đang lập phương án đầu tư dự án du lịch sinh thái hồ Đa Tôn,dự kiến quy mô xây dựng trên 1.000 ha.
Tiềm năng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Đồng Nai
Ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC đánh giá về tiềm năm phát triển du lịch tại Đồng Nai cho rằng, Đồng Nai là địa phương sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch rất dồi dào, nhưng vấn đề khai thác đến nay vẫn còn rất khiêm tốn. Theo đó, từ năm 2019, để tạo sức bật cho Đồng Nai, Tập đoàn FLC đã có đề xuất nghiên cứu đầu tư và quy hoạch các dự án Khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, dân cư nông thôn mới, thể thao và vui chơi giải trí Hồ Đa Tôn.
“Sau nhiều lần gặp gỡ và trao đổi, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có thể nhanh chóng thống nhất với những đề xuất của tập đoàn và cho phép tiến hành triển khai dự án đó là những mong muốn của Tập đoàn FLC, sau khi tập đoàn FLC đầu tư vào Đồng Nai, bất động sản nghỉ dưỡng du lịch sẽ có những điểm nhấn, giá trị thị trường bất động sản Đồng Nai sẽ tiếp tục có sự tăng vọt, du khách tham quan càng ngày càng được thu hút về đây”, ông Đặng Tất Thắng cho biết.
Trong khi đó, bàn đến kế hoạch phát triển ngành du lịch của tỉnh, ông Cao Tiến Dũng Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai đã có những quy hoạch cho từng lĩnh vực kinh tế – xã hội một cách cụ thể nhất, trong đó việc phát triển các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đối được ưu tiên, mời gọi nhà đầu tư có năng lực tham gia với mục tiêu góp phần phát triển, nâng tầm chung cho tỉnh.
Theo đó, dựa trên chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xác định một số mục tiêu, cụ thể như: Doanh thu từ du lịch đạt 18%/năm trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách lưu trú và tham quan trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt 13%/năm trở lên. Chào đón khoảng 8,5 triệu lượt khách đến đây tham quan và lưu trú. Khoảng 3.800 tỷ đồng là con số doanh thu từ du lịch.
Giai đoạn tiếp theo từ năm 2026 đến năm 2030, doanh thu từ du lịch đạt 14%/năm trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách đến đây lưu trú và tham quan đạt từ 8% trở lên. Đến năm 2030, Đồng Nai sẽ mở cửa và chào đón khoảng 12 triệu lượt khách tham quan và lưu trú. Mức doanh thu đạt được từ ngành du lịch là khoảng 7000 tỷ đồng.