Dự án lấn biển Cần Giờ được chuyển nhượng thế nào?

Tổng số tiền Tập đoàn Vingroup (Tập đoàn đầu tư đa dạng, có vốn mạnh, có uy tín trong cả nước) bỏ ra trong năm 2015 và 2016 để sở hữu 97,15% vốn của Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ là 13.272 tỷ đồng.Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ hay còn được gọi là Saigon Sunbay thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM mới được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phê duyệt điều chỉnh mở rộng diện tích từ 600 ha lên 2.879 ha, tăng độ rộng gần 5 lần do Công ty cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (CTC Corp) làm chủ đầu tư.

Dự án lấn biển Cần Giờ được chuyển nhượng thế nào?

Là công ty con thuộc Tập đoàn Vingroup, trước khi về tay đại gia bất động sản, cơ cấu cổ đông của CTC đã nhiều lần thay đổi đáng kể.

Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ được thành lập ngày 21/9/2004 với vốn điều lệ 525,7 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 12/2013, các cổ đông của CTC gồm Tổng công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH MTV (Saigontourist), CTCP Quản lý Quỹ đầu tư SGI, CTCP xây dựng Sài Gòn, CTCP khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn và Văn phòng Thành ủy TP.HCM.

Đến tháng 7/2014, cổ đông cá nhân là bà Phạm Thu Thủy trở thành cổ đông lớn nhất của CTC với tỷ lệ sở hữu lên đến 56,48%. Các cổ đông lớn còn lại là Saigontourist và Ngân hàng TMCP Nam Việt.

Cơ cấu sở hữu CTC tính đến ngày 22/7/2014: Tổng công ty Du lịch SàiGòn – TNHH MTV, Ngân hàng TMCP Nam Việt.

Việc thay đổi chủ của CTC bắt đầu diễn ra từ tháng 11/2014 khi Saigontourist quyết định thoái toàn bộ vốn khỏi CTC, tương đương khoảng 11,5 triệu cổ phiếu.

Tính đến tháng 8/2015, tỷ lệ sở hữu của bà Phạm Thu Thủy giảm xuống một nửa và có sự xuất hiện thêm của 4 cá nhân với mức sở hữu trên 10% vốn CTC. Đầu năm 2016, Văn phòng Thành ủy TP.HCM thực hiện thoái vốn hơn 2 triệu cổ phiếu, tương đương 1,04% cổ phần.

Cơ cấu sở hữu CTC tính đến ngày 21/8/2015: Phạm Thu Thủy, Ngô Phương Hạnh, Hồ Châu Giang, Hồ Châu Giang, Hoàng Quốc Lâm.

Theo báo cáo tài chính quý IV/2015 của Tập đoàn Vingroup, doanh nghiệp đã sở hữu 34,9% cổ phần của CTC với tổng số tiền đầu tư lên đến gần 4.800 tỷ đồng.

Sau đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét 2016, tập đoàn này cũng đã ký kết nhận chuyển nhượng cổ phần trị giá 8.473 tỷ đồng của CTC từ một doanh nghiệp và một số cá nhân, nâng mức sở hữu từ 34,9% lên 97,15%.

Cơ cấu sở hữu CTC tính đến ngày 29/8/2016 Tập đoàn Vingroup

Như vậy, tổng số tiền Vingroup đã bỏ ra trong 2 năm 2015 và 2016 để mua lại hơn 97% cổ phần của CTC là 13.272 tỷ đồng, gấp 6,6 lần vốn điều lệ của CTC.

Bên cạnh đó, giá bán cổ phiếu CTC của Saigontourist và Văn phòng Thành ủy TP.HCM chỉ khoảng 12.000 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên để thâu tóm khoảng 194,3 triệu cổ phiếu CTC, Vingroup đã chi ra 13.270 tỷ đồng, tương đương hơn 68.300 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, với diện tích được điều chỉnh mở rộng từ 600 ha lên thành 2.870 ha, dự án có tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 217.054 tỷ đồng, gồm vốn chủ sở hữu 32.558 tỷ đồng (chiếm 15% tổng vốn đầu tư) và vốn vay thương mại là 184.496 tỷ đồng (chiếm 85% tổng vốn đầu tư).

Thời hạn thực hiện dự án là 50 năm đối với phần mở rộng quy mô kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, phần diện tích biển 600 ha đã giao cho nhà đầu tư có thời hạn thực hiện 50 năm kể từ ngày 11/7/2007. Tiến độ thực hiện dự án là 11 năm kể từ ngày được quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ được thực hiện với mục tiêu xây dựng Khu đô thị lấn biển Cần Giờ trở thành Khu đô thị du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, dịch vụ, khách sạn, v.v…

Đọc thêm về Giới thiệu Vinpearl Cần Giờ

Liên hệ ngay 0909190247 để được tư vấn chi tiết miễn phí.

Vị trí vinhomes Cần Giờ

Vị trí vinhomes Cần Giờ.

Mặt bằng dự án lấn biển Cần Giờ được chuyển nhượng

Mặt bằng dự án lấn biển Cần Giờ được chuyển nhượng.

Liên hệ ngay 0909190247 để được tư vấn chi tiết miễn phí.

Đánh giá post

Leave a Reply