Không chỉ mới thời gian gần đây mà đã từ 20, TPHCM đã nhen nhúm ý tưởng cũng như mong muốn phát triển ra hướng biển thông qua Cần Giờ. Thế nhưng, cho đến năm nay, vùng đất tiềm năng này vẫn như nàng công chúa xinh đẹp chưa được đánh thức.
Ngày 29/12/1978, TPHCM chính thức sáp nhập huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai theo nghị quyết của quốc hội khóa IV. Ngày nay vùng đất đó được gọi là Cần Giờ. Việc sáp nhập được đánh giá là bước ngoặt quan trọng với huyện này cũng như TPHCM sau thời gian thay đổi về địa giới hành chính từ năm 1872. Cách trung tâm thành phố khoảng 50 km, Cần Giờ có đường bờ biển kéo dài 23 km. Như vậy, do sở hữu Cần Giờ, thành phố có một phần giáp biển bởi địa phương này là huyện duy nhất của Hồ Chí Mính nằm ven biển.
TPHCM đã thực hiện hàng loạt biện pháp mạnh mẽ để cải tạo và phát triển Cần Giờ như: chỉ đạo Ty Lâm Nghiệp (ngày nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Lực lượng Thanh niên xung phong trồng thực hiện trồng lại rừng ngập mặn ở Cần Giờ. Kết quả là UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 21/2/2000.
Trước năm 1983, ở Duyên Hải – Cần Giờ, người dân đi lại bằng các phương tiện giao thông đường thủy. Toàn bộ huyện chỉ có 13 km đường bộ. Đường Nhà Bè – Duyên Hải (nay là đường Rừng Sác – Cần Giờ) dài 36 km, rộng 8 m được xây dựng vào năm 1984, khánh thành vào ngày 29/4/1986. Con đường được nâng cấp với tổng số vốn lên đến 1.500 tỷ đồng vào năm 2011. Đây vẫn là trục đường quan trong nối trung tâm thành phố tới huyện ven biển này, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế – xã hội – du lịch cho Cần Giờ nói riêng và toàn thành phố nói chung.
Năm 2002, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – người nhiều năm dành tâm huyết cho bảo vệ và phục hồi rừng Cần Giờ, đã có phân tích lợi ích khi phát triển vùng đất ven biển thành khu đô thị du lịch, giải trí. Ông đã gửi thư tới lãnh đạo TPHCM và khẳng định đẳng cấp của Cần Giờ không chỉ nằm hạn hẹp trong phạm vi Việt Nam mà có thể vươn ra thế giới. Cần Giờ có đủ cơ sở để sánh ngang Langkawi của Malaysia, Pattaya của Thái Lan hay Bali của Indonesia. Ông thậm chí còn đánh giá cao Cần Giờ hơn Quảng Ninh, Kiên Giang và cho rằng điểm mấu chốt là làm sao khơi dậy tiềm năng dồi dào của Cần Giờ.
Năm 2010, Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025, trong đó có ghi tiến ra biển là là một trong hai hướng phát triển chính. Trong 20 năm qua, các nhà quản lý TPHCM đã tổ chức quy hoạch, xây dựng hạ tầng, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư theo định hướng tiến ra biển.
Các dự án thể hiện mục tiêu hướng biển có quy mô lớn có thể kể đến là khu chế xuất Tân Thuận (khởi công năm 1991, rộng 300 ha); khu đô thị Phú Mỹ Hưng (khởi công năm 1996, quy mô 750 ha); khu công nghiệp Hiệp Phước (thành lập năm 1996, rộng 1.700 ha), dự án cảng container Tân Cảng – Hiệp Phước, dự án nạo vét tuyến luồng sông Soài Rạp, góp phần hoàn chỉnh hạ tầng đường thủy phía Nam TP HCM (kinh phí nạo vét là 2.800 tỷ đồng)…
Ngày 12/6/2020, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký Quyết định Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ diện tích gần 3.000 ha, tổng mức đầu tư 217.000 tỷ đồng. Đây là dự án được kì vọng có thể gọi “người đẹp ngủ trong rừng” tỉnh dậy.
Tại buổi làm việc với UBND huyện Cần Giờ đầu tháng 4/2021, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong tái khẳng định quyết tâm “đánh thức tiềm năng Cần Giờ và hạn chế thấp nhất ảnh hưởng khu dự trữ sinh quyển”. Ông cho rằng Cần Giờ không hề thua kém Singapore về tiềm lực, huyện này có biển, có rừng, có núi và cả đảo. Đây sẽ là thành phố biển nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.
GS.TSKH Hoàng Văn Huây, nguyên thứ trưởng Khoa học và Công nghệ chia sẻ rằng hướng đi phát triển chuỗi đô thị, kinh tế biển và cảng là đúng đắn, đường dài. Ở đây, cái lợi không chỉ đảm bảo kinh tế mà còn đảm bảo an ninh khu vực. Ông cho rằng nên phát triển theo hướng đô thị zero carbon thấp để không tác động xấu khu dự trữ sinh quyển.
KTS Ngô Viết Nam Sơn lại có ý kiến cho rằng TPHCM không nên xem kinh tế biển ở Cần Giờ là hướng chủ đạo tăng trưởng. Lý do là vì khí hậu biến đổi, vùng ven biển Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long được coi là một trong 10 khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn nhất. Vì vậy, tốt nhất không nên tập trung dân số cao, nên chọn các lĩnh vực như công nghệ cao, du lịch biển, ngư nghiệp. Dân số về Cần Giờ tăng sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, lúc đó còn phát sinh chi phí bảo tồn rừng, làm đê bao, nâng nền đường xá, nhà cửa,…
Ông Sơn cũng chỉ ra điểm khác của việc quy hoạch và định hướng phát triển về phía biển của TPHCM so với các tỉnh thành lân cận. Thứ nhất, tồn tại khu dự trữ sinh quyển thế giới ngay giữa của Cần Giờ. Thứ hai, huyện này là lá phổi xanh quý giá của TPHCM nên phải tìm cách gìn giữ.
Tóm lại, tiềm năng của Cần Giờ rất nhiều nhưng bài toán quy hoạch cho các cấp lãnh đạo không hề dễ dàng. Bởi họ phải nghiên cứu đa ngành kĩ càng khi xác định dựa vào biển để xây dựng chuỗi đô thị quốc tế, điểm đến du lịch nhưng vẫn muốn giữ gìn lá màu xanh của tự nhiên.
Theo VnExpress