Khu đô thị lấn biển Cần Giờ của Vingroup có quy mô thế nào?

Khu đô thị lấn biển Cần Giờ của Vingroup có quy mô thế nào là câu hỏi được đặt ra bởi nhiều nhà đầu tư nhắm đến thị trường Cần Giờ và yêu thích các dự án của tập đoàn Vingroup. Tháng 6 năm 2020, dự án lấn biển tại Cần Giờ với chủ đầu tư là tập đoàn Vingroup được TP. Hồ Chí Minh phê duyệt điều chỉnh quy mô từ 600 lên 2780 héc ta; tổng mức đầu tư của dự án này hơn 9 tỷ đô la Mỹ. Đây là lần đầu tiên dự án về khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ được điều về chỉnh quy mô; tăng gấp gần 5 lần giá trị so với quy hoạch ban đầu.

Đọc chi tiết về dự án Vinhomes Cần Giờ

Tiềm năng phát triển của Cần Giờ

Cần giờ – bản thân của nơi này có khu dự trữ sinh quyển thế giới; không chỉ là duy nhất tại Việt Nam mà còn được UNESCO công nhận. Đây là điều đặc biệt mà hiếm nơi nào trên thế giới có được. Nơi đây với hệ động thực vật rất đa dạng, phong phú và độc đáo, điển hình của những khu dự trữ rừng ngập mặn.

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ – hay còn được gọi là Rừng Sác, đây là một quần thể sinh quyển gồm các loài động, thực vật trên cạn và sinh thái dưới nước; khu rừng sinh thái này được hình thành trên một vùng châu thổ rộng lớn giữa các cửa sông như: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.

Cần Giờ có diện tích rừng xanh bao phủ đến hơn 31.000 ha; trong đó gồm có gần 20.000ha  rừng trồng và hơn 11.000ha được khanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác. Tổ chức UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21 tháng 1 năm 2000 với một hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của loại vùng ngập mặn. Nơi đây còn được công nhận là một trong các khu du lịch trọng điểm của Việt Nam.

Cần Giờ là huyện duy nhất thuộc TP HCM giáp biển, với khoảng 20 km đường dọc theo biển. Nơi đây giống như một hòn đảo tách biệt với mọi thứ xung quanh, bốn bề quanh đây là sông và biển.

Dự án lấn biển Cần Giờ khởi công lúc đầu chậm chạp

Khu-đô-thị-lấn-biển-Cần-Giờ-của-Vingroup-có-quy-mô-thế-nào

Khu đô thị lấn biển Cần Giờ của Vingroup có quy mô thế nào?

Thời điểm lần đầu khởi công vào năm 2007, dự án quy hoạch khu đô thị lấn biển Cần Giờ với tên gọi là Saigon Sunbay được quy hoạch với quy mô hơn 600 ha tại Long Hòa, Cần Giờ; Với 400ha là đất xây dựng và 200ha là bãi biển nội bộ. Dự án khu đô thị du lịch lấn biển thuộc huyện Cần Giờ này này cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km với tổng mức đầu tư là 8.470 tỷ đồng.

Bấy giờ, Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ (Cangio Tourist City) vẫn là chủ đầu tư của dự án này. Tuy nhiên. Ngay sau lễ khởi công của dự án này; do ảnh hưởng của cuộc biến động khủng hoảng tài chính 2008 khiến các nhà đấu thầu không sắp xếp chi được khoản phí là 200 triệu USD cho phần công đoạn san lấp; trong khi đó Công ty này cũng gặp nhiều vấn đề làm khó khăn trong việc huy động vốn. Do vậy, dự án khu đô thị lấn biển này bị rơi vào tình trạng “án binh bất động”  kéo dài cho mãi đến năm 2012.

Vào đầu năm 2014, Ủy ban nhân dân tp. HCM đã nhắc nhở đối với chủ đầu tư nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án do chậm tiến độ hơn 5 năm nay; Nếu trong năm 2014 không thực hiện đúng tiến độ giai đoạn 1 của công trình đã đề ra thì thành phố sẽ thực hiện biện pháp chuyển đổi nhà đầu tư.

Tập đoàn Vingroup đã nhận chuyển nhượng dự án quy hoạch khu đô thị lấn biển Cần Giờ

Đến đầu năm 2015, một loạt các cổ đông cũ của Công ty Cangio Tourist City đã cùng nhau lần lượt rút vốn như nhóm cổ công Saigontourist và Văn phòng Thành uy thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, Theo báo cáo tài chính hợp nhất vào quý IV/2015 của tập đoàn Vingroup, thì tập đoàn này có sở hữu lên đến 34,9% vốn điều lệ của Cangio Tourist City; với tổng tất cả số tiền đầu tư vào lên đến hần 4.800 tỷ đồng.

Đến khoảng giữa năm 2015, Cangio Tourist City đã kiến nghị với UBND tp HCm xin mở rộng quy mô dự án Saigon Sunbay. Dự án được quy hoạch mới sẽ mở rộng dọc bờ biển theo hướng về xã Long Hòa để xây dựng những cơ sở như: trung tâm thương mại dịch vụ; một sô khu nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí.

Đến năm 2016, Vingroup sẽ tiếp tục nhận chuyển nhượng số cổ phần của Cangio Tourist City từ một doanh nghiệp và một số cá nhân; tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 34,9% lên 97,15%. Với tổng giá trị sử dụng chuyển nhượng là 8.473 ty đồng.

Để giúp tháo gỡ tình trạng trì trệ của dự án khu đô thị này, vào cuối năm 2015 thì Sở Quy hoạch Kiến trúc tp Hồ Chí Minh đã đề xuất, tham mưu cho UBND tp Hồ Chí Minh thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết số 01/2000 cho toàn dự án khu du lịch này; với tổng diện tích xây dựng lên tới 1.080 ha bao gồm trong đó 600 ha trước đó và 480 ha sau này và được thông qua.

5/5 - (7 bình chọn)

Leave a Reply