Hồ Tràm – Bình Châu, Bà Rịa – Vũng Tàu đang có những bước tiến quan trọng tính riêng về ngành du lịch, bất động sản du lịch bởi nhiều yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Địa lợi nằm ở chỗ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hợp thành tổng thể hoàn hảo, phù hợp với xu thế du lịch hiện đại: rừng nguyên sinh, hàng loạt bãi biển đẹp, suối nước nóng Bình Châu,… Nhân hòa ở chỗ các cấp lãnh đạo chú trọng quy hoạch hạ tầng giao thông, các cụm du lịch, các chủ đầu tư lớn đổ về phát triển dự án quy mô khủng,… Thiên thời nằm ở chỗ xu thế du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe của du khách Việt Nam và quốc tế trong thế kỉ 21. Trong bài viết này, Thiện Bình xin phân tích Triển vọng đầu tư Hồ Tràm – Bình Châu, Bà Rịa – Vũng Tàu, mong rằng sẽ hữu ích cho quý độc giả.
Nội dung
Bà Rịa – Vũng Tàu là mắt xích quan trọng trong “bát giác kim cương”
Chiều 30/5, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam. Theo Thủ Tướng chia sẻ: vùng KTTĐ gồm 8 Tỉnh Thành (TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang và Long An) tạo lập thành BÁT GIÁC KIM CƯƠNG, đây là khu vực rất quan trọng (chiếm 43% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước) đóng vai trò chủ đạo trong phát triển Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Trong tương lai gần, BÁT GIÁC KIM CƯƠNG sẽ là vùng siêu đô thị, có quy mô hàng đầu khu vực Đông Nam Á và cả Đông Á.
Dòng vốn đầu tư đổ về Bà Rịa – Vũng Tàu
Năm 2019, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương đóng góp ngân sách đứng thứ ba cả nước sau TP.HCM và Hà Nội. Trong năm 2020 tỉnh sẽ tiếp tục tiến hành công khai, minh bạch lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực sự để sớm triển khai các dự án trọng điểm về du lịch, khu đô thị.
Hiện nay ngoài các doanh nghiệp FDI từ nước ngoài như Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), SCG (Thái Lan)… với các dự án đang triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp dầu khí, hóa chất, sản xuất hạt nhựa, cảng biển thì còn có các nhà đầu tư Việt Nam như Sovico Group, Hưng Thịnh, FLC, VinGroup, Novaland, Tập đoàn Nguyễn Hoàng… là những doanh nghiệp đã và đang dự kiến đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7km, chạy song song với tuyến Quốc lộ 51, đi qua Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi hoàn thành, dự án giúp rút ngắn thời gian di chuyển đi từ Đồng Nai, TPHCM về Bà Rịa – Vũng Tàu, Quốc lộ 51 sẽ được chia sẻ áp lực giao thông, Hồ Tràm – Bình Châu hưởng lợi lớn.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành
TP.HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành, đưa vào sử dụng đường cao tốc đoạn từ Bến Lức – Hiệp Phước (dài 20km) trong năm 2019 và đoạn từ Hiệp Phước – Long Thành trong năm 2021. Đây là công trình kết nối giữa đường Cao tốc TP.HCM – Trung Lương (TP.HCM – Long An – Tiền Giang) với Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Dự án sẽ khai thác thế mạnh trên các lĩnh vực kinh tế, thu hút đầu tư và du lịch của các khu vực mà dự án đi qua; đồng thời, góp phần giảm áp lực giao thông mạng giao thông liên vùng phía Tây và Đông Nam Bộ, rút ngắn hành trình, thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Đọc thêm Cao tốc Bến Lức – Long Thành
Sân bay quốc tế Long Thành
Sân bay quốc tế Long Thành có giai đoạn 1 đã được chính thức khởi công vào sáng ngày 5/1/2021. Sân bay Long Thành là công trình quan trọng đặc biệt cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Riêng ở miền Nam thì sân bay giúp tăng năng lực logistics. Việc du khách trong nước và quốc tế kết nối đến sân bay này sẽ giúp Hồ Tràm – Bình Châu trở thành điểm đến dễ dàng hơn bao giờ hết.
Sân bay chuyên dùng Lộc An
Tháng 7/2016, Công ty TNHH Hồ Tràm có công văn đề nghị được xây sân bay chuyên dùng (phục vụ các chuyến bay thuê chuyến chở khách đến Khu du lịch phức hợp Hồ Tràm) và đã được UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thống nhất về mặt chủ trương. Vốn đầu tư khoảng 4.250 tỷ đồng, diện tích rộng 253 ha, quy mô cảng hàng không cấp 4C với một đường băng dài 2.700m, rộng 45m, hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay hoàn chỉnh; nhà ga hành khách, đài kiểm soát và các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật. Ngày 24/2/2020, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản gửi UBND tỉnh về tiến độ triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết Cảng hàng không, dự kiến phê duyệt trong tháng 3/2020.
Quy hoạch đô thị Hồ Tràm
Quy hoạch chung xây dựng Đô thị Hồ Tràm có diện tích trên 5.063 ha, dân số khoảng 14.000 người, thuộc toàn bộ ranh giới hành chính của Xã Phước Thuận, Huyện Xuyên Mộc.
Phương án quy hoạch Đô thị được đề xuất với 2 không gian cơ bản gồm:
- Không gian ở của dân cư đô thị sẽ được hình thành từ điểm dân cư hiện hữu phát triển dọc theo tuyến đường ĐT.998, phát triển về hướng Bắc kết nối với không gian đô thị Phước Bửu và phía Nam gắn kết với không gian du lịch dịch vụ biển. Không gian dịch vụ du lịch sẽ phát triển hướng biển dọc theo tuyến đường ĐT.994, đây là nơi hình thành các dự án du lịch nghỉ dưỡng, tổ chức không gian vui chơi giải trí, bãi biển công cộng…
- Mục tiêu của việc lập quy hoạch là xây dựng Đô thị Hồ Tràm thành một trung tâm hành chính, khu vực quan trọng trong hành lang phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch; tạo lập một môi trường sống thích hợp, hài hòa giữa các chức năng sản xuất, dịch vụ, du lịch, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng; làm cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết các khu chức năng thuộc đô thị, các quy hoạch ngành, thu hút nguồn vốn đầu tư và đề xuất các cơ chế chính sách thực hiện… Đây cũng là cơ sở để xây dựng phát triển đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.
Định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu với cụm Hồ Tràm – Bình Châu là tâm điểm
Thời tiết Hồ Tràm: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm 250C – 270C, hiếm khi có bão, không có mùa đông nên có thể thực hiện các chuyến nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, du lịch quanh năm.
Quy hoạch du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu chia ra thành các cụm:
- Trung tâm thành phố Vũng Tàu.
- Cụm du lịch Long Hải – Phước Hải.
- Cụm du lịch Bà Rịa – Núi Dinh
- Cụm du lịch Hồ Tràm – Bình Châu.
Trong đó, có thể thấy Cụm du lịch Hồ Tràm – Bình Châu như một nàng đào mới nổi nhưng được nhiều ông lớn bất động sản đầu tư và dần trở nên lớn mạnh nhất trong các cụm. Hàng loạt dự án khủng đã được triển khai ở khu vực Hồ Tràm – Bình Châu là minh chứng cho điều này.
Hồ Tràm – Bình Châu là điểm đến du lịch lý tưởng hậu Covid-19
Hậu Covid 19, Du lịch nội địa bùng nổ, xu hướng du lịch thay đổi. Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) đã thực hiện cuộc khảo sát về xu hướng du lịch từ ngày 13-19/5/2020. Kết quả khảo sát cho thấy sự phục hồi sớm của ngành du lịch nội địa khi có tới 53% số người trả lời khảo sát đã sẵn sàng đi du lịch trong nước ngay trong mùa hè này. Chỉ còn 14% người trả lời chưa sẵn sàng đi du lịch. Theo khảo sát, nhu cầu đi du lịch biển của người Việt tăng cao (67%), tiếp theo là du lịch thiên nhiên (56%) với các khu nghỉ dưỡng trên núi và khu du lịch sinh thái. Du lịch nội địa đã hồi phục nhưng xu hướng của du khách đã thay đổi, du lịch gia đình lên ngôi, quan tâm nhiều đến an toàn và phục hồi sức khỏe. Năm 2019, ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thực hiện hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được đề ra. Lượng khách du lịch đến địa phương ngày càng nhiều, đặc biệt là khách nội địa chiếm đa số.
Nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn tại Hồ Tràm – Bình Châu
Hồ Tràm – Bình Châu có hàng loạt điểm du lịch và hoạt động văn hóa thu hút khách như Bãi biển Lộc An, Núi Minh Đạm, Lễ hội Dinh Cô, Lễ hội Nghinh Ông, Bãi biển Hồ Tràm, Khu du lịch sinh thái – văn hóa Hồ Mây, Cảng cá Lộc An, Suối nước nóng Bình Châu, Lễ hội thả diều, Làng nghề đúc đồng,…
Hồ Tràm – Bình Châu lên ngôi đón đầu xu thế du lịch
Tỉnh có 2 cụm du lịch núi là Cụm du lịch Núi Dinh và Cụm du lịch Bình Châu, Phước Bửu, trong đó Bình Châu có suối nước nóng. Tỉnh còn thiếu hụt về các khu du lịch thiên về nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, thu hút các du khách đến đây để nghỉ ngơi và thư giãn. Khu du lịch suối nước nóng Minera thực tế đã thu hút nhiều du khách đến nghỉ dưỡng bởi lợi thế suối nước nóng có.
Điểm yếu của Hồ Tràm – Bình Châu là mặc dù tỉnh có 3 cụm du lịch biển, nhưng hiện nay chưa có 1 khu vui chơi giải trí quy mô lớn hiện hữu để thực sự thu hút khách du lịch về đây như Nha Trang có Vinpearl, Đà Nẵng có Bà Nà Hills. Các dự án quy mô lớn với nhiều tiện ích vui chơi hiện đại như NovaWorld Hồ Tràm, Hồ Tràm Complex,… khi hoàn thành sẽ đưa Hồ Tràm – Bình Châu lên một tầm cao mới.
Ngày 25/9/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có thông báo số 2075 về kết luận của ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tại cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghe báo cáo phương án đầu tư chi tiết dự án Safari Hồ Tràm tại huyện Xuyên Mộc. (công văn số 3988-CV/TU ký ngày 12/4/2018 và 3546/UBND-VP ký ngày 17-4-2018). Dự án Safari Hồ Tràm – Thêm điểm sáng cho bức tranh du lịch, nghỉ dưỡng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có quy mô hơn 500 ha, tổng thể quy hoạch phát triển gồm khu vườn thú mở, công viên hoang dã Safari đầu tiên của khu vực phía Nam, khu công viên nước và công viên chủ đề độc đáo. Dự án Safari Hồ Tràm huyện Xuyên Mộc định hướng phát triển dựa trên yếu tố du lịch sinh thái bền vững, khám phá thiên nhiên và bảo tồn môi trường hoang dã. Dự kiến khi hình thành sẽ góp phần tạo công ăn việc làm và là điểm đến du lịch cho khu vực Hồ Tràm – Bình Châu, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Tổng kết về Triển vọng đầu tư Hồ Tràm – Bình Châu, Bà Rịa – Vũng Tàu
Triển vọng đầu tư Hồ Tràm – Bình Châu, Bà Rịa – Vũng Tàu có thể tóm gọn lại ở 5 ý sau:
- Năm 2019, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương đóng góp ngân sách đứng thứ ba cả nước sau TP.HCM và Hà Nội. Là vùng trũng đầu tư tập trung nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước.
- Hạ tầng giao thông kết nối (hàng không – cảng tàu – cao tốc – đường sắt) phát triển đồng bộ và hoàn chỉnh. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quyết tâm tập trung nguồn lực đến sự phát triển hạ tầng.
- Bà Rịa – Vũng Tàu. Điểm đến du lịch lý tưởng hậu covid 19. Du lịch nội địa bùng nổ, xu hướng du lịch thay đổi, du lịch gia đình lên ngôi, quan tâm nhiều đến an toàn và phục hồi sức khỏe.
- Quy hoạch Đô thị Hồ Tràm thành một trung tâm hành chính, tạo lập một môi trường sống thích hợp, hài hòa giữa các chức năng sản xuất, dịch vụ, du lịch, cảnh quan thiên nhiên.
- Sự xuất hiện của các chủ đầu tư lớn, kết hợp các tín hiệu hạ tầng tích cực. Dẫn đến lượng lớn các nhà đầu tư thứ cấp hướng dòng tiền về các thị trường Bà Rịa – Vũng tàu.
Nguồn: PropertyX