Nội dung
Thị trường trầm lắng vì dịch Covid-19 và Tâm lý chờ đáy thị trường
Theo tìm hiểu, dòng nhàn rỗi trên thị trường rất nhiều. Các nhà đầu tư có tiền và cũng có ý muốn đầu tư vào nhà đất. Thế nhưng số lượng giao dịch vẫn không cao lắm. Nhiều sàn giao dịch đóng cửa, môi giới chuyển nghề, các dự án dừng việc công bố, thi công, mở bán,… Nghịch lý dòng tiền nhàn rỗi có nhưng không được đầu tư vào bất động sản khiến cho thị trường bất động sản trầm lắng rõ nét.
Ở giai đoạn này, theo quan sát giao dịch nhà đất chỉ diễn ra ở một số khu vực ven hoặc tỉnh lân cận Tp.HCM, ở một vài phân khúc, còn khá nhiều khu vực giao dịch trầm lắng.Lý do lượng giao dịch giảm mạnh và thị trường ảm đạm chính là tâm lý chờ đáy thị trường mới mua vào.
Khi nào là đáy Bất động sản hậu Covid? Giá không giảm
Vậy khi nào là đáy Bất động sản sau khi Việt Nam tạm thời kiểm soát được dịch Covid-19? Thực tế cho thấy giá bất động sản không giảm so với trước dịch, nên hiện tại chưa là đáy. Điều này được giải thích bởi nguồn cung vốn đã khan hiếm cộng với ảnh hưởng của dịch bệnh đến tiến độ cũng như kế hoạch của các dự án. Cho nên mặc dù đòn giáng của Covid-19 khá mạnh, sức mua giảm, tâm lý chờ đợi xuất hiện, giá bất động sản vẫn CHƯA BẮT ĐÁY.
Tâm lý chờ đáy thị trường của giới đầu tư địa ốc
Người mua mà chủ yếu là giới đầu tư đều có tâm lý chờ “đáy” thị trường mới mua vào. Lượng khách tìm hiểm về dự án thì nhiều, nhưng tỷ lệ chốt cọc khá thấp. Lượng khách xuống xem dự án nhiều, nhưng khi hỏi xuống tiền thì không còn “nhanh” như xưa nữa. Điều này chứng tỏ nhà đầu tư còn do dự, chờ đợi, theo dõi giá cả.
Thêm vào đó, còn có thêm tâm lý không biết khi nào mới là đáy để mua. Cho nên khá nhiều nhà đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi đều giữ tiền để nghe ngóng tình hình. Không ít khách hàng định xuống tiền vẫn “sợ dịch bệnh”, không rõ tình hình dịch chừng nào mới kết thúc, khi nào thị trường ấm lại, khi nào thì mua vào. Giữ tiền vẫn là nước cờ khôn ngoan khi vẫn còn băn khoăn và nghi ngờ về viễn cảnh bất động sản có thể xuống giá tiếp.
Tình hình vẫn khả quan ở vùng ven
Thị trường bất động sản ở thời điểm này không phải là hoàn toàn không có giao dịch. Bất động sản ở một số khu vực ven Tp.HCM như Q.9, Q.12 và các tỉnh lân cận như Nhơn Trạch, Long Thành tỉnh Đồng Nai vẫn phát sinh giao dịch mặc dù số lượng không nhiều như trước dịch bệnh Covid. Giao dịch đất nền có sổ đỏ, giao dịch do người mua ở thật vẫn có.
Ai cũng muốn bắt đáy thị trường nhưng Ít ai làm được
ICT đã có buổi nói chuyện với ông Trần Khánh Quang – Chuyên gia bất động sản, với chủ đề chính Đây có phải là thời điểm “bắt đáy” thị trường. Ông cho rằng, rất khó để biết khi nào là đáy bất động sản, kể cả nhà đầu tư kỳ cựu cũng không dám chắc một thời điểm nào đó là đáy. Mua bất động sản khi giảm giá hoặc giá hợp lý, bán ra khi giá tăng hoặc cắt lỗ. Chứ việc chỉ mua khi bắt đáy thị trường là khó vô cùng. Đáy của thị trường thường là đã trải qua rồi chúng ta mới biết. Ví dụ, bất động sản tăng trưởng liên tục trong 6 tháng sau thì 6 tháng trước được gọi là thời điểm đáy. Vì thế, nếu bất động sản giảm từ 5-10% thì nên mua chứ đừng chờ. Nhưng chỉ bỏ khoảng 30-50% tài chính để mua, rồi thấy nếu bất động sản đó tiếp tục giảm 15-20% thì dùng số tiền còn lại để mua vào tiếp.
Ông Quang cho hay, hiện nay thị trường bất động sản đang khó khăn, người người khó khăn, nhà nhà khó khăn. Câu nói “tiền mặt là vua” không sai. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư bất động sản nói riêng, tiền mặt không thể nằm trong túi được, mà phải luân chuyển tạo giá trị thặng dư. Hiện nay, 90% nhà đầu tư muốn “bắt đáy” khi thị trường bất động sản khó khăn. Câu hỏi đặt ra là ai cũng muốn bắt đáy thì ai sẽ được đáy.
Ông Quang cho biết: “Theo kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực bất động sản, tôi nhận thấy, chỉ khoảng 5-10% nhà đầu tư chuyên nghiệp mới bắt được đáy thị trường. Tức chỉ những nhà đầu tư chuyên nghiệp (gạo cội) mới “bắt đáy” thành công còn nhà đầu tư không chuyên khó mua được”, vị chuyện gia này cho biết.
Theo ông Quang, thời điểm này, nhà đầu tư muốn “bắt đáy” hay không cần phải hiểu được khu vực đó giá cả đang như thế nào, số lượng cung ra thị trường nhiều hay ít. Nếu thị trường khu vực đó nguồn cung đang nhiều thì phải tiếp tục chờ, nếu nguồn cung ít chúng ta có thể quyết định.
Tiếp theo, nhà đầu tư phải hiểu rõ tiềm năng khai thác của bất động sản, mục đích của bất động sản, mua để cho thuê hay mua để dành. Chẳng hạn, nếu tài sản đó khai thác được, chúng ta có thể mua vào nếu giảm giá khoảng 10-20% so với mức giá mong đợi. Còn nếu một lô đất hay nhà thô để dành thì cần xem xét thêm, mua lúc thị trường đang khó khăn cũng được, để lúc sau mua cũng được. Nếu có thể thì mua “thử” một ít để dò chừng thị trường.
Tâm lý chờ đáy thị trường của giới đầu tư địa ốc là điều hiển nhiên trong giai đoạn hiện tại. Nhà đầu tư sáng suốt không để tiền trong két sắt hay ngân hàng mà luôn đưa dòng tiền vào đầu tư. Mua khi giảm và có giá trị khai thác, bất động sản giảm 10 – 20% là đã có thể mua vào chứ đừng chờ đến đáy. Vì không ai biết được đáy là đâu, chờ đợi biết khi nào là đáy.
Theo ICT Việt Nam
Đọc thêm về Hợp đồng hứa mua hứa bán – rủi ro pháp lý