Tập đoàn Marriott International có bề dày lịch sử gần 100 năm là tập đoàn quản lý khách sạn lớn nhất thế giới, với khoảng 7.000 khách sạn, hơn 1 triệu phòng. Marriott sở hữu tới hơn 30 thương hiệu, phần nhiều thuộc phân khúc sang và siêu sang. Có thể nói tập đoàn khách sạn lâu đời Châu Mỹ này đang chiếm ngự địa vị đỉnh cao và thành công vô cùng ở nước Mỹ và toàn cầu. Một số dự án mang thương hiệu Marriott tại Việt Nam đã thổi làn gió mới vào ngành kinh tế và du lịch cũng như bất động sản nghỉ dưỡng của một đất nước đang phát triển có nhiều tiềm năng về đất và con người.
Nội dung
Các thương hiệu của Tập đoàn Marriott International
- Luxury: JW Marriott Hotels, The Ritz-Carlton, St. Regis Hotels & Resort, Edition Hotels, Bulgari Hotels & Resorts, The Luxury Collection, W Hotels.
- Premium: Delta Hotels, Marriott Hotels & Resorts, Marriott Vacation Club, Sheraton Hotels & Resort, Le Méridien, Renaissance Hotels, Westin Hotels, Gaylord Hotels.
- Select: Courtyard by Marriott, Fairfield Inn by Marriott, Four Points by Sheraton, Protea Hotels by Marriott, SpringHill Suites by Marriott, AC Hotels by Marriott, Aloft Hotels, Moxy Hotels.
- Long Stay: Marriott Executive Apartments, Residence Inn by Marriott, TownePlace Suites, Element by Westin, Homes & Villas by Marriott International.
- Collections: Autograph Collection Hotels, Design Hotels, Tribute Portfolio.
Lịch sử hình thành và phát triển Marriott International – từ quán bia thành tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới
Kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn Marriott
Năm 1927, Ông John Willard Marriott và vợ là Bà Alice Sheets Marriot mở một quán bia gốc tại Washington, DC. Quán bia nhỏ này là bước đầu tiên làm nền tảng cho việc kinh doanh ngành ẩm thực và du lịch của Marriott.
Làm ăn khấm khá, họ mở một chuỗi nhà hàng có tên Hot Shoppes JR. Hamburgers. Bởi vì Mỹ bị suy thoái nặng, bóng ma đen tối bao trùm nền kinh tế, nhân viên bị cho nghỉ việc, hệ thống tài chính trở nên yếu kém trong giai đoạn 1929 – 1932, nên đây được xem là một quyết định mạo hiểm và ông JW. Marriott được đánh giá là dũng cảm. Tuy vậy, ông ấy đã kinh doanh thành công chứng tỏ tầm nhìn và tài năng của người sáng lập Marriott.
Vào năm 1937, John Willard Marriott nhận thấy hành khách đi trên các chuyến bay cũng có nhu cầu ăn uống nên đã nhanh chóng tận dụng cơ hội mở một công ty cung cấp thức ăn phục vụ trên máy bay. Sau đó, công ty này kí hợp đồng cung cấp đồ ăn cho các quán ăn phục vụ quân đội, rồi đến nhà máy, bao gồm Ford và General Motors.
Đặt chân vào ngành khách sạn
Một bước ngoặt quan trọng đối với công ty chính là sự ra đời của khách sạn Marriott đầu tiên vào năm 1957. Vừa đúng lúc đó, Bill Marriott – con trai của nhà sáng lập thương hiệu vừa hoàn thành xong việc học. Bill bắt đầu tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình và thể hiện tài năng kiếm tiền của mình. Anh đánh giá cao tiềm năng của ngành khách sạn và đưa ra ý kiến mở rộng theo hướng này. Chàng trai Bill trẻ trung và tràn đầy nhiệt huyết luôn tỏ ra tham vọng, mong muốn có thể thành công ngang với chuỗi khách sạn Howard Johnson – một thương hiệu mạnh có mặt ở khắp nước Mỹ thời đó.
Khách sạn đầu tiên của tập đoàn được đặt tên là Twin Bridges Marriott, có vị trí tại Arlington, Virginia. Khách sạn thứ hai Key Bridge Marriott ở khu Rosslyn của cùng thành phố cho đến nay là khách sạn liên tục hoạt động lâu dài của Marriott. Họ tổ chức kỉ niệm 50 năm hoạt động của Key Bridge vào năm 2009. Trong suốt 50 năm sau đó, dưới sự dẫn dắt của JW Bill Marriott, thương hiệu đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục. Ban đầu, Marriott được biết đến rộng rãi ở trong nước rồi phủ sóng ở khắp thế giới với khoảng 1.000 khách sạn và khu nghỉ dưỡng.
Tiến sâu vào thị trường khách sạn và trở thành người dẫn đầu
Howard Johnson là đối thủ nặng kí cản đường Marriott vào thời bấy giờ. Cách tấn công của gia đình Marriott rất mạnh và nhanh. Hãy thử tưởng tượng vào thời đại cách đây gần 100 năm mà họ lại hành động quyết liệt đến nỗi cứ mỗi 2 tuần là có một khách sạn mang thương hiệu Marriott được mở ra. Điều đáng nói là các khách sạn mới này đều nằm gần khách sạn Howard Johnson và chính thức cạnh tranh, “giành” khách hàng của bên kia. Cơn ác mộng của ông chủ Howard Johnson ngày càng trở nên tồi tệ và cuối cùng Marriott chiến thắng.
Đến khi lĩnh vực khách sạn chiếm phần lớn ưu thế trong việc kinh doanh, Hot Shoppes Inc được đổi tên thành Tổng công ty Marriott vào năm 1967.
Năm 1980, John Willard Marriott tốc độ phát triển sẽ bị hạn chế nếu cứ đi theo lối mòn cũ, nên bắt đầu suy nghĩ ý tưởng và xây dựng phòng cho thuê với nhiều mức giá khách nhau. Họ bắt đầu phục vụ cho nhiều tầng lớp xã hội khác nhau thay vì chỉ quản lý các khách sạn đắt đỏ chỉ dành cho giới thượng lưu. Khách sạn mới cho phép khách lưu trú ngắn hạn hoặc dài hạn. Đây là bước ngoặt thứ hai của tập đoàn trong ngành khách sạn.
Đã xảy ra tranh cãi trong nội bộ tập đoàn, một bên bảo thủ tiếp tục theo đuổi chỉ thương hiệu hạng sang, bên kia ủng hộ thay đổi bằng cách mở rộng tập khách hàng. Bên bảo thụ sợ rằng thương hiệu 25 năm đã mất nhiều công sức xây dựng có thể tan thành mây khói. Cuối cùng, bên ủng hộ chiến thắng, tập đoàn xây dựng hàng loạt cơ sở lưu trú với giá trung bình, còn gọi là khách sạn “sân nhỏ bên cạnh Marriott”. Việc mở rộng này đem lại kết quả tốt đẹp bởi khách sạn loại mới này đem lại nguồn lợi không nhỏ, thúc đẩy Marriott tiến nhanh vào giai đoạn đỉnh cao. Thực tế cho thấy các khách sạn hạng trung bình và rẻ không làm ảnh hưởng đến thương hiệu của Marriott. Bởi vì Marriott đã áp dụng quy trình quản lý chặt chẽ của chuỗi khách sạn cao cấp vào việc vận hành các khách sạn hạng thấp hơn.
Marriott International
Năm 1993, Tổng công ty Marriott tách thành 2 công ty là Marriott International và Host Marriott Corporation.
Năm 1995, Marriott thực hiện chuyển đổi số và trở thành công ty khách sạn đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ đặt phòng trực tuyến trên MARSHA – hệ thống đặt phòng độc quyền của khách sạn Marriott.
Sở hữu thương hiệu cao cấp Ritz-Carlton
Tháng 4/1995, Marriott International đã mua lại 49% cổ phần của Ritz-Carlton Hotel Company LLC. Năm 1996, Marriott bỏ ra 331 triệu USD để mua lại Ritz-Carlton, Atlanta, thuộc sở hữu của William Johnson. Ông này đã mua Ritz-Carlton, Boston vào năm 1983 và mở rộng Ritz- Carlton trong vòng 20 năm.
Từ đây, Ritz-Carlton trở thành một trong những thương hiệu của Marriott International. Nhờ vào các túi sâu của Marriott, các chuyên gia, mối quan hệ, phần mềm đặt phòng của họ, Ritz-Carlton mở rộng vào thị trường timeshare sinh lợi. Đến năm 1998, Marriott nắm giữ phần lớn cổ phần của Ritz-Carlton. Đến nay, hơn 80 khách sạn Ritz-Carlton đang hoạt động trên thế giới.
Cơ cấu lại và tiếp tục phát triển
Ngày 11/9/2001, Trung tâm Thương mại Thế giới Marriott tại Mỹ đã bị phá hủy bởi cuộc tấn công đẫm máu.
Từ năm 2002, Marriott International bắt đầu cơ cấu lại bằng cách mở rộng Cộng đồng dịch vụ sống cao cấp (một phần của Sunrise Senior Living) và Dịch vụ phân phối Marriott (tiếng Anh gọi là Marriott Distribution Services). Họ tập trung vào quyền sở hữu và quản lý khách sạn. Đến năm 2003, họ hoàn thành các thay đổi.
Ngày 15/9/2004, tập đoàn bán Ramada International Hotels & Resorts cho Cendant.
Năm 2005, Marriott International và Marriott Vacation Club International là 2 trong 53 tổ chức đóng góp tối đa 250.000 USD cho lần nhậm chức lần thứ hai của Tổng thống George W. Bush.
Ngày 19/7/2006, Marriott thông báo sẽ không được hút thuốc ở các không gian như phòng nghỉ, nhà hàng, không gian công cộng, phòng khách, khu làm việc của nhân viên tại các khách sạn họ quản lý tại Mỹ và Canada từ tháng 9/2006.
Ngày 11/11/2010, Marriott thông báo rằng sẽ có hơn 600 khách sạn trong vòng 5 năm nữa. Phần lớn khách sạn sẽ ở thị trường mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á.
Ngày 21/1/2011, Marriott tuyên bố nội dung khiêu dâm sẽ được loại bỏ khỏi hoạt động giải trí ở các khách sạn mới.
Ngày 13/12/2011, Bill Marriott tuyên bố ông sẽ từ chức CEO của công ty, đồng thời đảm nhận vai trò chủ tịch điều hành. Tập đoàn cũng thông báo rằng Arne Sorenson sẽ tiếp nhận CEO vào tháng 3 năm 2012.
Tháng 12/2012, khách sạn 5 sao JW Marriott Marquis Dubai được tổ chức kỷ lục thế giới Guinness công nhận là khách sạn cao nhất thế giới.
Tính đến năm 2012, tập đoàn có 18 thương hiệu, hơn 3.800 khách sạn tại 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh thu vào cùng năm đạt 12 tỷ USD.
Marriott giữ vững vị trí đỉnh cao
Ngày 27/1/2015, Marriott mua lại chuỗi khách sạn ở Canada Delta Hotels, với 40 khách sạn đang hoạt động tại Canada.
Ngày 16/11/2015, tập đoàn chi 13 tỷ USD mua lại Starwood Hotels and Resorts Worldwide. Ngày 23/9/2016, Marriott và Starwood đã chính thức sáp nhập tạo thành công ty khách sạn mạnh nhất thế giới. Lúc này, họ có 30 thương hiệu, 1,1 triệu phòng và 5.700 căn hộ.
Trước đó, 3/4 số khách sạn của Marriott nằm ở nước Mỹ nên tầm ảnh hưởng của tập đoàn này khá hạn hẹp. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục sáp nhập, tầm ảnh hưởng của người khổng lồ Marriott đã vượt ra khỏi nước Mỹ, vươn đến nhiều vùng miền của thế giới. Trong một báo cáo, các thị trường bên ngoài nước Mỹ đóng góp 75% doanh thu cho Starwood trong năm 2014.
Trước khi mua lại Starwood, chỉ có 2 khách sạn của tập đoàn Marriott tại Việt Nam là JW Marriott Hotel Hanoi, Renaissance Riverside Hotel Saigon. Sheraton, Le Méridien. Sau đó, họ sở hữu thêm 6 khách sạn Sheraton và 1 khách sạn Le Meridien từ Starwood. Ngày 17/12/2016, JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay đã chính thức khai trương và nhận được hàng loạt giải thưởng danh giá trên thế giới, thu hút khách thượng lưu từ khắp các quốc gia đến nghỉ dưỡng.
Bí quyết của sự thành công của Tập đoàn Marriott International
Mặc dù nhiều cuộc khủng hoảng đã xảy ra, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 1970 và 2008, vụ phá hủy Khách sạn New York Marriott World Trade Center (nằm giữa 2 tòa tháp đôi) vào ngày 11/9, Khách sạn JW Marriott và The Ritz-Carlton ở Jakarta, Indonesia (2009), Tập đoàn Marriott vẫn khắc phục hậu quả và đạt được nhiều thành tựu. Họ liên tục sở hữu thêm các thương hiệu, mở rộng biên giới. Như vậy, bí quyết của họ nằm ở đâu?
Bí quyết đầu tiên và cực kỳ quan trọng chính lá cách họ cư xử và đối đãi với đội ngũ nhân viên. Mỗi khi đến thăm một khách sạn nào đó trong các chuyến làm việc của mình, Bill Marriott thể hiện sự tôn trọng của mình bằng cách đích tân bắt tay và chào hỏi toàn bộ nhân viên, không bỏ sót một ai, từ người bảo vệ, dọn dẹp vệ sinh, phục vụ đến quản lý. Ông không chỉ làm việc với người lãnh đạo mà còn muốn tương tác và truyền cảm hứng cho những nhân viên bình thường, những nhân tố quyết định chất lượng dịch vụ và góp phần cho sự phát triển của tập đoàn. Mỗi năm, Bill Marriott viết 700 là thư bày tỏ lòng biết ơn tới các nhân viên, những lá thư của nhân viên gửi đến ông đều được hồi âm. Ngoài ra, ông còn xây dựng một môi trường gia đình trong các khách sạn, nơi mọi người coi nhau là thành viên của gia đình, luôn giúp đỡ lẫn nhau về công việc và cả cuộc sống.
Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu Marriott tại Việt Nam
Khách sạn JW Marriott Executive Apartments Đà Nẵng
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Alphanam.
- Vị trí: số 58 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
- Tổng diện tích đất: 10.664m2.
- Tổng số vốn đầu tư: 1.700 tỷ đồng.
- Mật độ xây dựng: 40%.
- Đơn vị thi công: Silver Shores.
- Đơn vị thiết kế: Công ty CP tư vấn thiết kế Salvador Perez Arroyo.
- Quy mô: tháp cao 35 tầng nổi và 4 tầng hầm.
- Sản phẩm; 289 căn hộ 2 – 4 PN 62 – 266m2, 288 phòng khách sạn.
- Tiện ích: nhà hàng, sảnh tiệc, bể bơi rộng hơn 600m2 nhìn ra Sông Hàn, trung tâm thương mại, spa chăm sóc sắc đẹp,…
- Thời điểm khởi công: Quý II/2016.
- Thời điểm bàn giao: Quý II/2018.
- Giá bán: từ 49tr/m2, từ 2,3 tỷ/căn.
Khu đô thị phức hợp Grand Marina Saigon
- Vị trí: số 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM.
- Chủ đầu tư: Masterises Homes (Masterise Group).
- Thương hiệu căn hộ hạng sang: Marriott.
- Tổng diện tích: 10ha.
- Mật độ xây dựng: 45,9%.
- Đối tác:
- Thiết kế kiến trúc và cảnh quan: Atkins.
- Thiết kế nội thất: AB Concept.
- Thiết kế nội thất: HBA.
- Thiết kế kết cấu & cơ điện: Aurecon.
- Đơn vị xây dựng: Delta & Newtecons.
- Quy mô: 3 block thông qua tầng trên cùng của khối đế, 1 tòa cao 36 tầng, 2 tòa cao 47 tầng, riêng 1 tòa trung tâm thương mại cao 60 tầng.
- Sản phẩm: căn hộ cao cấp, shophouse, officetel,…
- Mở bán dự kiến: 2 tháp LAKE và COVE.
- Tháp LAKE: thương hiệu Marriott, 3 tầng hầm + 47 tầng nổi, studio, 1PN, 1PN+, 2PN, 3PN.
- Tháp COVE: thương hiệu JW Marriott, 4 tầng hầm + 47 tầng nổi, studio, 1PN, 1PN+, 2PN, DualKey.
- Pháp lý: sổ hồng.
Khách sạn JW Marriott Hà Nội
- Chủ đầu tư: Bitexco Group.
- Vị trí: số 8 Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Tổng diện tích đất: 78.727m2.
- Thời điểm khai trương: ngày 6/11/2013.
- Tổng mức đầu tư: 250 triệu đô la Mỹ.
- Quy mô: 9 tầng, 450 phòng nghỉ.
- Thiết kế:
- Cảm hứng của hình ảnh con rồng huyền thoại trong dân gian và những đường bờ biển tuyệt đẹp của Việt Nam.
- Có kết cấu đặc biệt theo kiểu đường cong xoắn ốc hướng về phía mặt hồ, thể hiện sự hưng thịnh trước đất trời rộng mở.
- Tiện ích:
- Khu phòng họp và hội nghị lên đến 3.600 m2, 17 phòng họp, 2 phòng hội thảo lớn rông 1.000 m2 và 480 m2 với khu vực tiền sảnh rộng.
- Hồ bơi trong nhà, bar, spa và trung tâm thể dục.
- Giá phòng: từ 3,2 tr/đêm.
Khu nghỉ dưỡng JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay
- Nhà đầu tư: Tập đoàn Sun Group.
- Tổng diện tích: 9,5 ha.
- Tổng giá trị đầu tư: 2.047 tỷ đồng.
- Mật độ xây dựng: %.
- Tổng thầu xây dựng: Hòa Bình.
- Đơn vị quản lý: Marriott International.
- Đơn vị thiết kế: Bensley Design Studio, WSP.
- Vị trí: Bãi Khem, thị trấn An Thới, Phú Quốc. Nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bãi Khem quy mô hơn 138 ha do Sun Group triển khai. Cách sân bay Phú Quốc 25 km.
- Sản phẩm: 244 phòng, suite, căn hộ và villas.
- Tiện ích:
- 4 nhà hàng là Tempus Fugit, Pink Pearl, Red Rum.
- 2 Quầy bar là Department of Chemistry, JW Lounge.
- 1 Quán cafe French & Co.
- Trung tâm Spa: Chanterella Spa of JW.
- Phố mua sắm Rue De Lamarck.
- Phòng hội nghị cao cấp.
- Nhiều hồ bơi lớn.
- 2 sân tennis.
- Phòng tập thể hình.
- Đường chạy.
- Khu vui chơi trẻ em.
- Dịch vụ tổ chức tiệc cưới, sự kiện.
- Các lớp học dạy nấu ăn, dạy làm đèn lồng, dạy Yoga.
- Sở hữu: lâu dài (người Việt), 50 năm (người nước ngoài).
- Thời gian ra mắt: 17/12/2016.
- Giá phòng: từ 4.900.000 VNĐ.
Ngoài ra còn có Renaissance Riverside Hotel Saigon, Le Méridien Saigon, Four Points by Sheraton Danang, Sheraton Grand Danang Resort, Sheraton Nha Trang, Sheraton Saigon Hotel & Towers, Sheraton Hanoi Hotel,…
Danh sách các khách sạn & khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu JW Marriott trên thế giới
Châu Phi
Ai Cập
Jw Marriott Hotel Cairo
Jw Marriott Mena House, Cairo
Châu Á
Trung Quốc
Jw Marriott Hotel Zhejiang Anji
Jw Marriott Hotel Beijing
Jw Marriott Hotel Beijing Central
Jw Marriott Hotel Chengdu
Jw Marriott Hotel Chongqing
Jw Marriott Hotel Hangzhou
Jw Marriott Hotel Harbin River North
Jw Marriott Hotel Hong Kong
Jw Marriott Hotel Macau
Jw Marriott Hotel Qufu
Ấn Độ
Jw Marriott Hotel Bengaluru
Jw Marriott Hotel Chandigarh
Jw Marriott Hotel Kolkata
Jw Marriott Mumbai Juhu
Jw Marriott Mumbai Sahar
Jw Marriott Hotel New Delhi Aerocity
Jw Marriott Hotel Pune
Jw Marriott Mussoorie Walnut Grove Resort & Spa
Indonesia
Jw Marriott Hotel Jakarta
Jw Marriott The Dharmawangsa Jakarta
Jw Marriott Hotel Medan
Jw Marriott Hotel Surabaya
Nhật Bản
Jw Marriott Hotel Nara
Malaysia
Jw Marriott Hotel Kuala Lumpur
Maldives
Jw Marriott Maldives Resort & Spa
Singapore
Jw Marriott Hotel Singapore South Beach
Nam Hàn (Hàn Quốc)
Jw Marriott Dongdaemun Square Seoul
Jw Marriott Hotel Seoul
Thailand
Jw Marriott Hotel Bangkok
Jw Marriott Phuket Resort & Spa
Jw Marriott Khao Lak Resort & Spa
Vietnam
Jw Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa
Jw Marriott Hotel Hanoi
Châu Úc Và Châu Đại Dương
Úc
Jw Marriott Gold Coast Resort & Spa
Trung Mỹ Và Vùng Vịnh Caribbean
Costa Rica
Jw Marriott Guanacaste Resort & Spa
Dominican Republic
Jw Marriott Hotel Santo Domingo
Mexico
Jw Marriott Cancun Resort & Spa
Jw Marriott Hotel Mexico City
Jw Marriott Hotel Mexico City Santa Fe
Jw Marriott Los Cabos Beach Resort & Spa
Jw Marriott Monterrey Valle
Panama
Jw Marriott Panama
Venezuela
Jw Marriott Hotel Caracas
Châu Âu
Pháp
Jw Marriott Cannes
Ý
Jw Marriott Venice Resort & Spa
Romania
Jw Marriott Bucharest Grand Hotel
Thổ Nhĩ Kỳ
Jw Marriott Hotel Ankara
Jw Marriott Istanbul Bosphorus
United Kingdom
Jw Marriott Grosvenor House London
Trung Đông
Kuwait
Jw Marriott Hotel Kuwait City
Oman
Jw Marriott Muscat
Qatar
Jw Marriott Marquis City Center Doha
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)
Jw Marriott Marquis Hotel Dubai
Bắc Mỹ
Canada
Jw Marriott Edmonton Ice District
Jw Marriott The Rosseau Muskoka Resort & Spa
Jw Marriott Parq Vancouver
Mỹ
Jw Marriott Phoenix Desert Ridge Resort & Spa
Jw Marriott Scottsdale Camelback Inn Resort & Spa
Jw Marriott Tucson Starr Pass Resort & Spa
Jw Marriott, Anaheim Resort
Jw Marriott Los Angeles L.A. Live
Jw Marriott Desert Springs Resort & Spa
Jw Marriott San Francisco Union Square
Jw Marriott Santa Monica Le Merigot
Jw Marriott Denver Cherry Creek
District Of Columbia
Jw Marriott Washington, Dc
Jw Marriott Miami Turnberry Resort & Spa
Jw Marriott Marco Island Beach Resort
Jw Marriott Marquis Miami
Jw Marriott Miami
Jw Marriott Orlando Bonnet Creek Resort & Spa
Jw Marriott Orlando, Grande Lakes
Jw Marriott Tampa Water Street
Jw Marriott Atlanta Buckhead
Jw Marriott Savannah Plant Riverside District
Jw Marriott Chicago
Jw Marriott Indianapolis
Jw Marriott New Orleans
Jw Marriott Grand Rapids
Jw Marriott Minneapolis Mall Of America
Jw Marriott Las Vegas Blvd.
Jw Marriott Las Vegas Resort & Spa
Jw Marriott Essex House New York
Jw Marriott Charlotte
Jw Marriott Nashville
Jw Marriott Austin
Jw Marriott Houston By The Galleria
Jw Marriott San Antonio Hill Country Resort & Spa
Nam Mỹ
Brazil
Jw Marriott Hotel Rio De Janeiro
Colombia
Jw Marriott Hotel Bogota
Ecuador
Jw Marriott Hotel Quito
Peru
Jw Marriott El Convento Cusco
Jw Marriott Hotel Lima