Những lưu ý khi đầu tư bất động sản thời điểm nhạy cảm 2021

Bất động sản hiện tại đang là một trong những kênh chiếm ưu thế trong các kênh đầu tư để gia tăng tài sản. Chúng ta đều biết từ đầu năm đến giờ thì hiện tượng sốt đất xảy ra trên khắp cả nước, tất cả các địa phương các giao dịch bất động sản đều tăng đột biến. Trong những chủ đề trước thì tôi có chia sẻ liên quan đến các bài toán tổng thể, bài toán vĩ mô để phân tích và dự báo thị trường bất động sản trong thời gian tới như chính sách tài khóa, đầu tư công hay chính sách tiền tệ rồi lạm phát,… Trong bài ” Những lưu ý khi đầu tư bất động sản thời điểm nhạy cảm 2021″  sẽ hướng dẫn anh chị chi tiết hơn, cụ thể hơn về một tình huống, về một số bước trong đầu tư bất động sản. Bởi vì hiện tại anh chị em chúng ta đủ biết là số lượng giao dịch nó tăng lên rất đột biến trên tất cả các tỉnh thành, mà khi số lượng tăng thì chắc chắn nó cũng xảy ra rất nhiều những vấn đề, những bất cập về phong thủy, về tranh chấp hay là một số những vấn đề liên quan đến pháp lý.

Chủ đề này tôi sẽ đi sâu hơn về những bất động sản thổ cư, những tình huống thực tế mà trong nhiều năm qua tôi đã trải qua. Đối với bất động sản thổ cư ở hiện tại, nếu anh chị để ý thì đa phần anh chị sẽ làm việc đầu tiên với môi giới trước. Bình thường thì anh chị em chúng ta sẽ liên lạc với môi giới sau đó môi giới sẽ dẫn anh chị tới vị trí khu đất, nếu anh chị là một người đầu tư lâu hoặc ít nhất là có kiến thức trong đầu tư thì anh chị sẽ kiểm tra rất kỹ từ những vấn đề liên quan đến quy hoạch, phong thủy đến cả những tranh chấp liên quan đối với những hàng xóm xung quanh.

Tuy nhiên ở thời điểm mà giá đất tăng nhanh và mạnh như hiện tại thì cũng rất nhiều anh chị em vội vàng, dễ dàng xuống cọp ngay mà cũng quên mất không tìm ra những thông tin như trên, chỉ đơn giản là thấy vị trí đó đẹp, mảnh đất đó vuông vắn là cũng rất nhiều anh chị sẽ xuống tiền đặt cọc ngay, điều này nó là cực kỳ rủi ro. Trong đầu tư bất động sản thổ cư thì anh chị cố gắng làm theo một số trình tự, những bước như sau để đảm bảo cho đồng tiền của anh chị và các bạn ra, thì nó cũng không mất nhiều thời gian.

Đầu tiên lời khuyên của tôi đó là là anh chị và các bạn sẽ tìm cách trao đổi với môi giới, nói là muốn làm việc trực tiếp với chủ nhà về vấn đề đàm phán và đương nhiên là mình cũng rất rõ ràng với môi giới, thậm chí mình có thể làm hợp đồng trực tiếp với người ta để trao đổi rõ ràng về phía hoa hồng hay là thù lao để người ta yên tâm là mình sẽ không qua mặt họ. Còn nếu trường hợp mà môi giới cố tình không cho anh chị gặp chủ nhà hoặc không cho anh chị đàm phán trực tiếp với chủ nhà thì khả năng lớn đấy là môi giới đã báo chênh lên. Có nghĩa là chủ nhà sẽ báo một giá khác và môi giới sẽ chênh lên để ăn thêm chênh lệch, điều này anh chị cũng phải lưu ý. 

Cảnh báo!!! Đang rộ lên hình thức mua bán đất "giá ảo"

Những lưu ý khi đầu tư bất động sản thời điểm nhạy cảm 2021

Ngoài ra khi mà làm việc với chủ nhà thì anh chị cũng nên mời hàng xóm qua, trong quá trình đó thì anh chị quay video lại. Những kinh nghiệm thực tế của tôi đó là khi đầu tư bất động sản phẩm thổ cư là tôi thường mua giỏ hoa quả và cầm sang hàng xóm. Mình biếu họ và mình cũng nói rất rõ ràng đấy là cháu có mua mảnh đất này, sau này cháu sẽ là hàng xóm của cô, có vấn đề gì thì cô cứ nói rõ giúp cháu và mời cô sang để làm chứng dùm cho cháu. Một hành động như vậy nó sẽ giải quyết cho anh chị được hai bài toán. Thứ nhất đó là nếu xảy ra tranh chấp giữa hàng xóm và chủ nhà thì chắc chắn khi chúng ta qua nói như vậy thì hàng xóm bởi vì quyền lợi của người ta mà thì có thể người ta sẽ nhảy cẫng lên để nói là cái con đường này là của nhà tôi hay bức tường này thuộc nhà tôi chẳng hạn rất nhiều. Có nghĩa là nếu xảy ra tranh chấp lâu nay giữa hàng xóm và chủ nhà thì hành động mà anh chị mua giỏ hoa quả hoặc là ít bánh kẹo sang với hàng xóm nó sẽ giúp anh chị phát hiện được điều này. Thứ hai đó là khi hàng xóm qua làm chứng và quay video trong quá trình đặt cọc thì sau này việc mà chủ nhà lật lọng hoặc xảy ra một vấn đề nào đó chúng ta cũng có những người làm chứng và có quay video cụ thể. 

Nếu mà liên quan đến các vấn đề tranh chấp về bất động sản thổ cư thì thường nó xảy ra những tranh chấp nhỏ ví dụ như là sẽ tranh chấp lối đi này, rồi là tranh chấp bức tường, tranh chấp về hàng rào với những hàng xóm xung quanh. Ngoài câu chuyện mà anh chị em chúng ta qua nhờ hàng xóm qua làm chứng thì anh chị cũng phải đi hỏi lân la qua những khu vực có mảnh đất đó ví dụ như là một quán nước chẳng hạn hay là gặp một cụ già nào đó đang quét sân hay là đang đi bộ trên đường chẳng hạn. Anh chị cũng có thể hỏi và nói chuyện cùng với họ. Với kinh nghiệm của tôi thì bình thường những cụ già họ rất thích nói chuyện và họ rất thích kể chuyện nên là khi bất động sản có một chút vấn đề nào đó thường thường là như thế, cụ già ở đó người ta sẽ chia sẻ hết từ tranh chấp, từ đánh nhau, từ cãi nhau, các cụ ở sẽ chia sẻ hết từng chuyện. Anh chị đừng hỏi môi giới bởi vì sao đôi khi môi giới người ta cứ lấp liếm, người ta cũng sẽ không nói cho mình mà thường thường chỉ có những cư dân bản địa và những người mà trực tiếp sinh sống ở từng khu vực mà có bất động sản đó thì người ta mới rõ thôi. Nên việc của anh chị đó là đi lân la để hỏi những câu chuyện như vậy.

Không nói đâu xa vào cái giai đoạn ra Tết, đầu năm vừa rồi thì tôi bắt đầu đầu tư một số dự án bất động sản ở phía Tây Hà Nội. Khi mà môi giới dẫn tôi qua các mảnh đất đó thì điều đầu tiên là tôi đi hỏi hàng xóm và đi dạo lượn lờ quanh bất động sản và gặp những cụ già để hỏi về những câu chuyện về lịch sử của lô đất, về chủ nhân của nó rất nhiều, thì có câu chuyện thế này nó là thực tế đó là bất động sản đó cũng rất là đẹp, giá cũng rẻ hơn thị trường nhưng mà có một điều là chủ nhân của nó người chồng thì bị chết trẻ. Những điều này môi giới người ta không nói cho anh chị đâu và cũng không ai nói cho anh chị hết. Nếu trường hợp mà anh chị không chủ động để đi hỏi han. Thực ra thì đối với mảnh đất này, sau quá trình mà tôi hỏi rất nhiều mọi người quanh đó thì mọi người cũng có chia sẻ về lịch sử của lô  đất, về chủ sở hữu của nó rồi, về những tranh chấp hay chủ sở hữu mảnh đất đó chết trẻ. Cũng có những anh chị có thể sẽ trả lời là không quan tâm bởi vì chỉ cần giá rẻ là được, đương nhiên đó cũng là một tiêu chí. Có điều trong đầu tư thì phương án đó là tính thanh khoản, sau này chúng ta bán ra nếu trường hợp mà mảnh đất có phong thủy không được tốt hay là lịch sử của mảnh đất không được tốt thì chắc chắn sau này anh chị bán ra cũng rất là khó, kể cả anh chị có bán rẻ.

Cách kiểm tra giấy tờ pháp lí bất động sản năm 2021

Ngoài ra thì khi mà anh chị quyết định đặt cọc một bất động sản thì anh chị cũng phải kiểm tra những thông tin của các sổ đỏ. Lưu ý là chúng ta chỉ kiểm tra bản gốc. Đã có rất nhiều trường hợp là người ta chỉ đưa ảnh cho anh chị xem thôi và bởi vì quá vội vàng thì anh chị cũng chấp nhận xem những hình ảnh như vậy. Như thế là rất rủi ro và sau khi anh chị mà kiểm tra xong sổ đỏ gốc thì anh chị cũng phải kiểm tra chứng minh thư của người mà đặt cọc với anh chị, có thể họ sẽ nói họ là chủ nhà đấy nhưng mà anh chị cũng phải kiểm tra xem là chứng minh thư của người đó có trùng khớp với những thông tin trên giấy không, điều này cũng rất quan trọng. Bởi vì có phải trùng nhau thì chúng ta mới đảm bảo rằng là chúng ta đang làm việc với chính chủ đó là việc thứ hai. Ngoài ra thì chắc chắn rồi anh chị sẽ phải kiểm tra những liên quan đến phong thủy ví dụ như là có đường đâm mà mảnh đất hay không? Cái này thì rất dễ để nhìn. 

Những lưu ý khi đầu tư bất động sản thời điểm nhạy cảm 2021

Những lưu ý khi đầu tư bất động sản thời điểm nhạy cảm 2021

Thứ hai là kiểm tra xem sổ đỏ đất có thóp hậu hay không? Kể cả anh chị cũng phải kiểm tra rất là kỹ kích thước trong sổ và hình dáng của lô đất. Có rất nhiều trường hợp đó là nó không trùng nhau. Với anh chị cũng phải kiểm tra xem là từ thời xa xưa thì bất động sản đó có ngôi mộ nào đó ở trên không? Có thể bây giờ người ta đã chuyển đi rồi, nhất là đối với những bất động sản mà nó ở ven đô thì điều này cũng rất hay gặp đấy.

Ngoài ra thì anh chị phải đi lượn lờ xung quanh đó để xem xem có các bãi rác tập trung hay không? Nếu là bất động sản nó có gần sông thì là tốt rồi. Nhưng mà anh chị cũng phải đi đến con sông đó để kiểm tra xem là nguồn nước nó có ô nhiễm hay không? Mục đích của chúng ta đầu tư đất ven đô đó là kỳ vọng sau này làn sóng đầu tư bất động sản ven đô nó nhiều hơn và ngôi nhà nghỉ dưỡng thứ hai của những người dân ở thành phố lớn đổ về. Mà các khu vực đó ô nhiễm, nguồn nước bẩn, gần bãi rác chẳng hạn như vậy thì việc mà người mua lại sau này nó cũng rất là hạn chế. Rồi anh chị cũng phải rất cân nhắc đến vấn đề liên quan đến lũ lụt, ví dụ như là khu vực Xuân Mai-Hà Nội chẳng hạn và tới mùa mưa thì một số nơi nó ngập lụt rất là nặng. Khi mà anh chị ở trên phố, anh chị xuống đây đầu tư nó không phải mùa mưa, nó không phải mùa ngập lụt thì làm sao anh chị phát hiện được. Vậy nên việc mà anh chị phải đi kiểm tra bằng cách đó là hỏi hàng xóm về những trận lũ lụt gần đây nhất là những trận lũ lịch sử của khu vực đó thì mảnh đất của anh chị hay là bất động sản mà anh chị định mua nó có bị ngập hay không? Rất nhiều anh chị khi đầu tư là anh chị quên này. Trên đây là một số những tiêu chí cơ bản để anh chị và các bạn có thể kiểm tra một cách sơ bộ nhất, trước khi quyết định đầu tư một mảnh đất trong các thời kỳ mà bất động sản nó tăng giá mạnh như hiện nay, đừng quá vội vàng. Những lưu ý khi đầu tư bất động sản thời điểm nhạy cảm 2021

Trên đây là bài chia sẻ của Thiện Bình về chủ đề ” Những lưu ý khi đầu tư bất động sản thời điểm nhạy cảm 2021 “,  nếu anh chị có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì hãy comment bên dưới nhé.

Xem thêm:

5/5 - (39 bình chọn)

Leave a Reply