Nhiều bất động sản cắt lỗ giảm sâu và nhà đầu tư bắt đáy được chưa?

Trong thời gian gần đây có rất nhiều bài báo nói về việc thị trường bất động sản hạ nhiệt và có những làn sóng bán cắt lỗ. Thực chất là đó chỉ là tiêu đề thôi anh chị, còn việc mà làn sóng bán cắt lỗ trên diện rộng thực chất là không có. Bởi vì tôi cũng khảo sát thị trường liên tục, có chăng thì là một số nơi thị trường căng quá nóng và một số nhà đầu tư mua phải giai đoạn cuối cùng của đợt sốt thì đợt này dịch covid quay trở lại có hoang mang và bắt đầu bán ra, bán rẻ hơn mức giá mà họ đã mua, đó là tổng thể thị trường bất động sản trong thời gian gần đây. Nhưng bắt đầu một hai hôm nay là dần có những thông tin, có những bài báo nói về việc các nhà đầu tư đang “bắt đáy” ở một số những khu vực mà các nhà đầu tư mua ở đợt trước bán rẻ lại. Đây là tiêu đề của một bài báo trên vov.vn có tựa đề là  Nhiều bất động sản cắt lỗ giảm sâu và nhà đầu tư bắt đáy được chưa?Nhiều bất động sản cắt lỗ giảm sâu và nhà đầu tư bắt đáy được chưa?

Nhiều bất động sản cắt lỗ giảm sâu và nhà đầu tư bắt đáy được chưa?

Tôi xin phép được chia sẻ những nội dung chính của bài báo, sau đó tôi cùng anh chị sẽ đi phân tích cụ thể hơn và đưa ra những quan điểm trong đầu tư phù hợp với thời điểm này. Bất động sản hạ nhiệt, nhà đầu tư bắt đáy, thị trường bất động sản hạ nhiệt trong lúc nhiều nhà đầu tư tháo chạy thì một bộ phận tranh thủ gom hàng chờ sóng mới. Dịch COVID 19 bùng phát cùng với sự siết chặt của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương đã khiến đất tại nhiều khu vực bắt đầu hạ nhiệt. Trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy thì một số bộ phận bắt đáy và tiếp tục đổ tiền vào bất động sản. Khi dịch COVID 19 đang diễn ra phức tạp, khiến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh chững lại. Anh Nguyễn Mạnh Hùng một nhà đầu tư tại Bắc Giang chia sẻ: “Hồi đầu năm khi thị trường bắt đầu nổi sóng anh đã nhanh tay ôm gần chục lô đất tại một dự án ở Việt Yên, Bắc Giang chỉ hơn một tháng sau anh đã tấp tay cả mười lô này và thu lời hơn 1 tỷ đồng. Giá thời điểm anh Hùng mua là 11 triệu đồng một mét vuông và khi bán là 12,5 triệu đồng một mét vuông. Trong khi giá gốc của các lỗ đất này chỉ 8 triệu đồng một mét vuông. Anh Hùng cũng cho biết giá đất tại dự án hồi cuối tháng 3 lên tới 14-15 triệu đồng một mét vuông. Tuy nhiên khi thị trường hạ nhiệt cùng với sự bùng phát của dịch bệnh nhiều nhà đầu tư đã buộc phải cắt lỗ sâu, nhiều lô giảm về 11 triệu đồng tức là bằng giá mua hồi đầu năm. Tôi đang săn tìm những lô đất cắt lỗ sâu để ôm vào, tôi có một cửa hàng ăn ở Hà Nội nhưng kinh doanh mùa dịch ế ẩm nên đã đóng cửa nửa năm nay. Tiền tiết kiệm để ngân hàng không được mấy, nên để vào những lô đất rẻ là bài toán đầu tư hiệu quả nhất – anh Hùng chia sẻ.

Đến đoạn này tôi xin phép được chia sẻ một chút thực ra tâm lý trong đầu tư không riêng gì mình bất động sản mà kể cả ở thị trường chứng khoán đi nữa thì khi nền kinh tế vẫn đang còn tốt chưa chuyển biến xấu thì đương nhiên khi có một làn sóng bán cắt lỗ tài sản nào đó có thể là cắt lỗ sâu và đối với những người mà có tiền nhàn rỗi thì chúng ta hoàn toàn có thể mua vào với cái mức giá rẻ hơn thị trường để chờ đợi một làn sóng tiếp theo. Thực ra đây là tâm lý chung của những nhà đầu tư kỳ cựu, vấn đề ở đây về cách đầu tư thì tôi nghĩ anh Hùng đang đi đúng hướng bởi vì gửi tiết kiệm hiện tại bây giờ không được bao nhiêu cả và đương nhiên bất động sản nó vẫn là một trong những kênh lựa chọn tốt nhưng quan trọng đây nữa là bắt đáy bao nhiêu và mua của người khác cắt lỗ thì mua giá bao nhiêu là phù hợp. Với thời điểm này thì chúng ta cũng cần phải cân nhắc.

Tôi xin phép chia sẻ tiếp: Chị Nguyễn Thị Thủy, thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương cho biết trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp cơ sở kinh doanh thiết bị gia dụng ế ẩm thế là chị đã săn tìm những khách hàng giảm giá đất nền bán ra để mua vào một lô đất có diện tích 90 mét vuông ngay gần một khu đô thị mới ở thành phố Chí Linh, Hải Dương hồi sốt đất đang rao bán 1,9 tỷ đồng nhưng nay chỉ còn 1,5 tỷ nên chị đã quyết định mua tương tự đất khu vực đấu giá của thành phố trước kia có mức 1,25 tỷ đồng một lô nay giảm còn 1,1 tỷ đồng một lô. Anh Phạm Quang Hóa chủ một nhà hàng kinh doanh ẩm thực lớn tại Hà Nội chia sẻ dịch bệnh quay trở lại, khách khứa, doanh thu hàng ngày giảm 80% trong khi tiền thuê nhà và tiền nhân công vẫn phải trả đủ cho nên anh dự định tạm thời trả lại mặt bằng. Hiện tại anh cũng đang săn lùng những sản phẩm đất nền của các nhà đầu tư hạ giá hoặc cắt lỗ. Anh khoe vừa mua được 2 lô đất đấu giá tại Đông Anh giảm 200-300 triệu đồng một lô. Kinh doanh nhà hàng thời buổi khó khăn thì lại chuyển sang đất đai, khi mọi người tháo chạy khỏi đất nền thì mình lại đổ tiền vào bắt đáy. Anh Hóa nói một sàn giao dịch bất động sản có tiếng ở Từ Sơn, Bắc Ninh Cho biết hồi giữa tháng tư năm 2021 thanh khoản đất nền ở đây chững lại và giá giảm. Tuy nhiên mấy ngày đầu tháng 5 bắt đầu có khách quay trở lại tìm mua đất nhưng chủ yếu là tìm những sản phẩm cắt lỗ sâu. Ở trên đây là một số nội dung chính của các bài báo và một số những ví dụ. Thực ra tôi nghĩ đây cũng chỉ là một số những ví dụ không có thật chỉ là các bạn làm báo các bạn tự nghĩ ra thôi. Có điều là về tiêu đề của bài báo và phân tích những nội dung chính của nó thì chúng ta đưa ra được kết luận chính của bài báo là thế này. Trong đầu tư khi mà thị trường giảm sâu và đồng loạt có những nhà đầu tư người ta cắt lỗ giảm giá sâu trong bất động sản, đương nhiên là giảm giá bao nhiêu là phù hợp thì lúc đó những nhà đầu tư có sẵn tiền mặt mới nên cân nhắc để xuống tiền. Vậy nên trong đầu tư không riêng gì bất động sản kể cả chứng khoán cũng vậy cứ thời điểm xuống tiền đó là một điều cực kỳ quan trọng. Theo quan điểm cá nhân của tôi và có phân tích trên diện rộng cộng với phân tích từ những yếu tố vĩ mô của nền kinh tế thì tôi nghĩ rằng ở một số những khu vực cụ thể mà có làn sóng bán cắt lỗ sâu thì anh chị em có thể cân nhắc để đàm phán có một mức giá rẻ nhất. Chúng ta cũng chưa nên xuống tiền vội bởi vì nếu trường hợp mà có làn sóng bán cắt lỗ, giảm giá sâu thật thì mọi người yên tâm là lúc đó sẽ rất dễ để lựa chọn những bất động sản tốt, đừng vội vàng. Chúng ta chỉ cần đi lựa chọn sau đó đàm phán thôi, lúc đó là không có sự tranh giành hay là mua bán có cảm xúc nữa, số lượng người bán lúc này nhiều hơn người mua. Chúng ta sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, chọn được những bất động sản tốt hơn, đẹp hơn. Bởi vì theo quan điểm của tôi làn sóng dịch bệnh lần thứ tư này được kiểm soát tốt trong thời gian tới thì giai đoạn cuối năm khi mà nền kinh tế bắt đầu có sự ổn định trở lại thì giới đầu tư cũng sẽ quay lại với thị trường bất động sản thôi, đương nhiên là sẽ không có sự vồ vập như các giai đoạn trước. Trên đây là cái chủ đề mà tôi cùng anh chị phân tích nội dung của bài báo có tựa đề là Bất động sản hạ nhiệt, nhà đầu tư bắt đáy.

Trên đây là bài chia sẻ của Thiện Bình về chủ đề “Nhiều bất động sản cắt lỗ giảm sâu và nhà đầu tư bắt đáy được chưa?”,  nếu anh chị có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì hãy comment bên dưới nhé.

Xem thêm:

4.9/5 - (16 bình chọn)

Leave a Reply