Hôm nay tôi có đọc được một bài báo trên CafeF, tôi nghĩ đây là một chủ đề khá hay Đất nền vùng quê bão giá, cẩn thận “bỏng tay”. Bởi vì phân khúc đất nền vùng quê, vùng ven nó cũng là một lựa chọn mà rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Nhưng ngoài tính tăng giá về lãi vốn khá là tốt thì ngược lại nó lại rất rủi ro, bởi vì tính đầu cơ khá cao. Tôi chia sẻ chủ đề “Đầu tư bất động sản thời điểm bão giá cẩn thận bỏng tay!!!” để hướng dẫn anh chị và các bạn có một góc nhìn chính xác hơn để có quyết định đúng hơn trước khi xuống tiền đầu tư về phân khúc này.
Tôi xin phép được chia sẻ nội dung bài báo như sau: “Các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng bởi các chiêu trò thổi giá sốt ảo. Đất ở các khu vực chưa có hạ tầng đồng bộ, tăng giá không có lộ trình. Theo báo cáo thị trường bất động sản năm 2020, Bộ Xây Dựng công bố mới đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch covid 19 nhưng giá nhà ở riêng lẻ, đất nền vẫn có xu hướng tăng so với năm 2019. Tuy nhiên biên độ tăng rất khác nhau giữa các địa phương cũng như từng khu vực cụ thể của mỗi địa phương. Nếu tính theo mức giá bình quân trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố hoặc cấp huyện thì mức độ tăng giá nhà ở riêng lẻ, đất nền tại các địa phương chỉ khoảng 3-5%.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường tại một số địa phương có hiện tượng tăng giá cục bộ tại một số dự án cụ thể ở Hà Nội, một số khu vực đất đai người dân quản lý trong làng, xã, các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức có mức giá khoảng 25-30 triệu, tăng 50% so với năm 2019. Các vùng Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20-30% so với năm 2019. Tôi sẽ tóm tắt lại những nội dung trên bài báo trước, lát nữa tôi sẽ hướng dẫn anh chị. Cũng có một số số liệu trong bài báo này đưa ra chưa thật sự là khách quan, cũng chỉ có một phần mà tôi nghĩ là đúng. Tại TP. Hồ Chí Minh, kể từ sau thông tin TP. Hồ Chí Minh sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành một thành phố mới thì giá nhà đất ở các quận này tăng liên tục nhiều đợt, cụ thể trên tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, quận 9 thì vị trí đất mặt đường đã lên tới 100 triệu đồng/m2. Tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức giá đất ở đây chỉ khoảng 40-50 triệu đã tăng lên tới 70-90 triệu đồng/m2 tăng khoảng 40% so với năm 2019.
Thực ra mức giá tăng từ 50% hay là 30% trong bài báo này nói thì đa phần đó là mức tăng của những khu vực mang tính đầu cơ, mức tăng này bởi vì là sự mua đi bán lại của những nhà đầu cơ. Thực chất mức tăng giá này do một số những anh em mua đất và những nhà đầu cơ cùng nhau thổi giá lên bởi vì thông tin liên quan đến hạ tầng đường sá, rồi các bạn viết bài, viết báo tạo sóng để thu hút những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đổ về để mua với mức giá cao.
Tôi xin phép chia sẻ nội dung bài báo: “Đánh giá về sức tăng của khu vực trên, ông Nguyễn Văn Chính – Phó chủ tịch hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng giá đất ở các vùng ven tăng cũng là theo xu thế đi lên của thị trường. Tuy nhiên nếu tăng một cách quá mức, tăng nhiều lần trong thời gian ngắn mà không đi kèm những sự phát triển cơ sở hạ tầng tương xứng thì nó là dấu hiệu của đầu cơ, thổi giá và người cầm “hòn than” cuối cùng sẽ bị bỏng tay, câu này viết rất hay. Thực ra vào thời điểm Bình Ba ở Vũng Tàu nó sốt đấy, tiếp theo đấy là đến Thạch Thất, khu vực Đồng Trúc, Thạch Thất sốt rất là mạnh và chúng tôi cũng có bài chia sẻ về chủ đề để cảnh báo những nhà đầu tư đang có ý định đầu tư ở hai khu vực này. Cách đây khoảng gần một năm, hiện tại thì có rất nhiều anh chị nhà đầu tư bị chôn vốn ở đấy và chưa thoát ra được. Thật sự rất là khó thoát hàng nếu anh chị mua phải những thời điểm mà thị trường sốt nóng như vậy, bởi vì hiện tại bây giờ không còn sóng nữa và những nhà đầu cơ, những anh em môi giới, anh em cò đất đã đi khỏi đấy rồi thì những người mà cầm hòn than cuối cùng sẽ bị bỏng tay.
Ông Chính cho rằng chỉ khoảng 20-30% nhà đầu tư rót tiền vào khu vực này với mục đích để ở, nhưng cũng một vài năm nữa mới về sinh sống. Trong khi đó đa số mua đầu tư thực tế nhìn vào lịch sử các cơn sốt đất, đơn cử như ở thời điểm Hà Tây cũ sáp nhập về Hà Nội đã tạo ra một cơn sốt chưa từng có và lên đỉnh điểm đến tận cuối năm 2010. Trên thực tế có không ít người mua đất nền ở ngoại thành không căn cứ vào giá trị thực về dài hạn khi dòng tiền tiếp tục có xu hướng đổ về thị trường đất nền, nhà đầu tư cần tránh vội vàng và có quyết định phù hợp sau khi cân nhắc các yếu tố quan trọng về giá trị tài sản và tránh tâm lý đám đông. Chắc chắn là đất nền ven đô vẫn là một lựa chọn tốt dựa vào các kinh nghiệm của tôi. Sau nhiều năm đầu tư bất động sản thì có một tí mẹo như thế này, nếu bạn chỉ mua một khu vực hoặc một vị trí nào đó: ví dụ chẳng hạn như là đất dự án hay là đất phân lô bán nền thì anh chị quan sát xem là có dân bản địa người ta mua hay không? Nếu trường hợp 100 lô mà đến 80 lô là các nhà đầu tư từ xa về mua và để đấy thì tôi chắc chắn với anh chị rằng đất ở đó nó không tăng bền vững được. Cuối cùng thì cỏ cũng mọc um tùm, rồi người ta lại đi chăn bò.
Vì vậy khi mà anh chị đầu tư một đất nền nào đó, anh chị quan sát xem là số lượng những người dân bản địa ở đấy người ta có mua hay không? Hoặc là những người ở xa ấy, người ta mua có phải thật sự người ta mua người ta để ở hay không, người ta sinh sống hay không. Bởi vì để một khu vực bất động sản tăng trưởng bền vững đấy là phải có dân cư về sinh sống, xây nhà và định cư ở đấy. Chứ không phải là một mảnh đất nó đang trống không. Tất cả những nhà đầu tư ở xa chúng ta mua về và trông chờ nó tăng giá thì thật sự là không có, nếu mà trường hợp mà đội làm sóng người ta đã đi rồi, thì tôi chắc chắn với anh chị rằng là nó không tăng giá được còn đến câu chuyện mà tăng giá bao nhiêu, bao nhiêu %. Thật ra đó là câu chuyện mà những bạn môi giới, các bạn đã tư vấn cho anh chị, các bạn ấy nói như vậy để cho anh chị sốt ruột, anh chỉ phải mua ngay. Anh chị sẽ không có thời gian để phân tích thị trường, phân tích khu vực. Đối với đất ở quê hay là đất ven đô thì tính giá trị của nó cực kỳ quan trọng. Nếu anh chị mà không xét được tính giá trị ở đây, thì lúc anh chị bán ra rất là khó. Nói đâu xa, ở khu vực Hòa Lạc – Hà Nội có những anh chị từ năm 2010 đến bây giờ vẫn chưa có thoát ra hẳn được thậm chí là có thoát ra được thì giá nó vẫn như thế. Có nghĩa là 10 năm trước, anh chị mua 2 tỷ thì bây giờ anh chị bán ra cũng khoảng như vậy thôi. Đây là bài học xương máu, hy vọng là anh chị sẽ hiểu và đưa ra những quyết định đúng trước khi đầu tư. Thực chất là những khu vực mà ở trên bài báo viết thì tôi vẫn thấy có những cơ hội nhất định từ Hà Nội cho đến TP. Hồ Chí Minh, vấn đề ở đây là làm thế nào để anh chị tìm và lựa chọn được những vị trí phù hợp, có tính giá trị cao và tránh được những vị trí mang tính đầu cơ thổi giá. Nếu xét về vị trí thì đối với những cái bất động sản như thế này thì anh chị chỉ nên lựa chọn vị trí mà đường lớn ô tô tránh nhau được và có thể kinh doanh nhỏ được. Đương nhiên về mặt pháp lý sổ sách phải ổn rồi. Đây là những tiêu chí cực kỳ quan trọng khi anh chị đầu tư đất ven đô hoặc là đất ở quê. Điều này giúp cho cái tính bền vững và an toàn cho các số tiền mà anh chị bỏ ra đầu tư.
Trên đây là bài chia sẻ của Thiện Bình về chủ đề “Đầu tư bất động sản thời điểm bão giá cẩn thận bỏng tay!!!”, nếu anh chị có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì hãy comment bên dưới nhé.
Xem thêm: