Tình hình Covid đang diễn ra ngày càng phức tạp và chưa thấy có dấu hiệu chững lại khiến cho nhiều Nhà đầu tư đang ôm hàng lo lắng, những nhà đầu tư chưa ôm hàng thì băn khoăn không biết thị trường BDS đã chạm đáy chưa? Trong bài này Thiện Bình sẽ chia sẻ với người chủ đề “Hàng loạt bất động sản phải đắp chiếu chờ bắt đáy”.
Bắt đầu xuất hiện từ năm 2014, sau cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2008 làm nổi lên làn sóng bán tháo, cắt lỗ bất động sản, từng xuất hiện vào chu kỳ khoảng 10 năm trước. Khi đó, hàng loạt giá bất động sản phải đắp chiếu và thanh khoản lao dốc, nhiều nhà đầu tư đã trở thành con nợ của ngân hàng trong khi sản phẩm không thể bán ra được, rất nhiều tiền đã phải chôn vào đất.
Đến đầu năm 2014, khi không thể cầm cự được thêm thì thị trường xuất hiện ồ ạt nhiều dự án rao bán với giá giảm sâu, thậm chí có những nơi giảm đến 60% so với năm 2008 và đấy chính là thời điểm “vùng giá đáy” xuất hiện, câu hỏi mà hầu hết những người tham gia đầu tư, mua bán bất động sản luôn đặt ra và mong chờ câu trả lời đó là “Vùng giá đáy của 1 chu kỳ được xác định như thế nào”
Thường thì vùng giá đáy sẽ được xác định dựa trên mức giá đỉnh điểm của thời điểm trước đó, mức giảm giá này phụ thuộc vào từng phân khúc của từng sản phẩm, mối quan hệ cung – cầu của từng phân khúc cũng như từng loại hình của bất động sản đặc biệt đó là những yếu tố như là yếu tố giá trị, yếu tố tỷ lệ người mua sử dụng cuối cùng, tỷ lệ lấp đầy nhà ở, tỷ lệ lấp đầy cư dân của khu đô thị hay là mức độ hoàn thiện hạ tầng xây dựng và hạ tầng xã hội như là trường học, bệnh viện, chợ hay là trung tâm thương mại.
Những điều này tác động trực tiếp đến mức giảm của một bất động sản, điều này có nghĩa là những khu dân cư đông đúc, nhà cửa càng được lấp đầy nhiều thì mức giảm sẽ càng thấp.
Thiện Bình sẽ lấy một ví dụ trong lịch sử phân khúc đất nền ở thị trường Đà Nẵng thì giá trong vùng đáy của một chu kỳ thường giảm từ 50 đến 60% so với đỉnh ở tại các khu vực mà ở đây dân cư thưa thớt, hạ tầng xã hội chưa được hoàn chỉnh.
Tiếp theo là giảm từ 35 đến 45% tại các khu dân cư có tỷ lệ lấp đầy khá, còn lại thì đối với đất trung tâm, những khu vực mà dân cư đông đúc và đã hình thành được cụm dân cư thì giảm từ 20 đến 30% thậm chí là thấp hơn. Điều này có nghĩa là nếu mọi người có nhu cầu đầu tư phân khúc nhà phố để kinh doanh, ở nơi đây đã hình thành khu vực dân cư đông đúc và cơ sở hạ tầng đã gần như hoàn chỉnh mà mọi người mong nó giảm từ 50 đến 60% là một điều hết sức vô lý và Bình nghĩ chắc chắn nó sẽ không thể xảy ra.
Tương tự như vậy, đối với những khu vực có bụi tre hay ao cá nghĩa là chưa hình thành cụm dân cư và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn đang sơ sài. Trước đó có “sốt ảo” mà khu vực này lại mới giảm có 10 đến 20%. Lúc này bạn đã vội vàng bắt đáy và mua vào thì điều này hết sức rủi ro, nghĩa là ở thời điểm sắp tới khi các bạn có nhu cầu mua hoặc đầu tư bất động sản, các bạn phải tìm hiểu thật kỹ về yếu tố giá trị mà bất động sản đó mang lại.
Bất động sản cũng giống như một cổ phiếu vậy, việc các bạn đầu tư hay mua một bất động sản, mua một cổ phiếu phải nhìn vào những giá trị mà doanh nghiệp đó mang lại đừng chỉ thấy nó giảm mà lao vào bắt đáy trong khi chưa xác định được giá trị của nó. Điều này rất dễ khiến bạn thua lỗ, ngoài ra dù ở thời điểm nào đi nữa thì kỹ năng đàm phán và những tiêu chí quan trọng luôn xuyên suốt trong tư duy đầu tư của bạn, đừng vội quên nó để khi có cơ hội bạn sẽ chớp thời cơ và hoàn thành những thương vụ đầu tư giá trị của mình.
Trên đây là bài chia sẻ của Thiện Bình về chủ đề “Hàng loạt bất động sản phải đắp chiếu chờ bắt đáy”, nếu anh chị có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì hãy comment bên dưới nhé.
Xem thêm: