Khu đô thị Nam Sài Gòn

Quy hoạch và triển khai Khu đô thị Nam Sài Gòn (hay còn gọi là khu đô thị Nam Thành Phố) là một trong những bước đi đúng đắn, góp phần giảm áp lực lên khu vực trung tâm thành phố và thay đổi gần như hoàn toàn tbộ mặt vùng ven phía Nam của TPHCM. Khu đô thị Nam Sài Gòn gồm những quận huyện nào? Quy mô, phân khu, mô hình, quy hoạch chi tiết ra sao, lợi ích và vai trò của khu đô thị, những dự án hạ tầng trọng điểm của khu Nam Sài Gòn là gì? Hãy cùng Thiện Bình đi vào tìm hiểu và phân tích các vấn đề liên quan đến khu đô thị nổi tiếng về độ hiện đại, an ninh, sạch đẹp, quy hoạch bài bản bậc nhất TPHCM nhé.

Khu Nam Sài Gòn gồm những quận huyện nào?

Khu đô thị phía Nam Sài Gòn gồm Quận 7, Huyện Nhà Bè, Nam quận 8 (một phần phường 7 với diện tích 268 ha), Nam huyện Bình Chánh (xã An Phú Tây, Phong Phú, Bình Hưng, Hưng Long với diện tích 1.839 ha). Khu đô thị lấy Đường Nguyễn Văn Linh làm lõi, chạy dọc theo con đường dài 17,8km này, bắt đầu tư khu chế xuất Tân Thuận đến Quốc lộ 1A.

Tổng quan Khu đô thị Nam Sài Gòn

  • Quy mô (tổng diện tích): 2.975 ha (trước đây chỉ có 2.755 ha).
  • Trục đường chính: Nguyễn Văn Linh dài 17.8 km, lộ giới 120m rộng 10 làn xe.
  • Số lượng phân khu: 22 (trước đây là 21).
  • Quận bao gồm: Quận 7, Huyện Nhà Bè, Nam quận 8 (một phần phường 7 với diện tích 268 ha), Nam huyện Bình Chánh (xã An Phú Tây, Phong Phú, Bình Hưng, Hưng Long với diện tích 1.839 ha).
  • Nhà quy hoạch tổng thể: Skidmore, Owings & Merrill (Mỹ).
  • Quy mô dân số: hơn 500.000 người.
  • Mô hình: trung tâm tài chính – thương mại, dịch vụ, công nghiệp sạch, khoa học, văn hóa – giáo dục – y tế, nghỉ ngơi – vui chơi và các loại hình dân cư.

Bản đồ quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn 2.755 ha

Bản đồ quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn 2.755 ha

1: Trung tâm đô thị mới  (Khu A Phú Mỹ Hưng) 433,32ha.
2: Khu dân dụng 40,56ha.
3: Khu đại học 58,59ha.
4: Khu dân cư ven sông 34,78ha.
5: Khu thể dục thể thao – thương mại dịch vụ 20,64ha.
6: Khu dân cư, một phần cho công cộng & công viên, 199,9ha.
7: Khu dân dụng 71,16ha.
8: Làng đại học (Khu B Phú Mỹ Hưng) 118,39ha.
9: Khu công trình công cộng & công viên, dân cư 207,52ha.
10: Công viên vui chơi giải trí 47,53ha.
11: Khu tái định cư (số 3 – 36,5ha) & công cộng 146,73ha.
12: Khu đại học 92,69ha.
13. Khu công viên, trung tâm công cộng & dân cư 92,69ha.
14. Trung tâm kỹ thuận cao (Khu C Phú Mỹ Hưng) 48,54ha.
15: Khu công nghiệp mới & nhà ở công nhân 241,58ha.
16: Trung tâm lưu thông hàng hóa 2 (Khu D Phú Mỹ Hưng) 86,62ha.
17: Khu Bến Lức – khu kho & dân cư 120,22ha.
18: Trung tâm lưu thông hàng hóa 1 (Khu E Phú Mỹ Hưng).
19: Khu dân cư & trung tâm công cộng khu vực & công viên 241,69ha.
20.: Khu công trình công cộng, đại học (30ha) & tái định cư 60,53ha.
21: Tuyến đường Nguyễn Văn Linh 183ha.

Bản đồ quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn 2.975 ha

Quy hoạch này được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 749/TTg ngày 8/12/1994 và được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch theo quyết định số 5080/QĐ-UB-QLĐT ngày 04/09/1999. Có tổng cộng 22 phân khu chức năng.

Bản đồ quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn 2.975 ha

  • Khu A: Trung tâm Đô thị mới (Công ty LD Phú Mỹ Hưng) 491,1ha.
  • Khu 2: Khu dân dụng 43,3ha.
  • Khu 3: Khu đại học 73,2ha.
  • Khu 4: Khu dân cư ven sông 43,4ha.
  • Khu 5: Khu thể thao 24,9ha.
  • Khu 6: Khu dân cư, công trình công cộng khu vực và công viên (10ha công viên) 222ha.
  • Khu 7: Khu dân dụng 72,8ha.
  • Khu B: Làng đại học (Công ty LD Phú Mỹ Hưng) 127,4ha.
  • Khu 9: Khu dân cư, công trình công cộng khu vực và công viên (13ha công viên) 217,4ha.
  • Khu 10: Khu công viên giải trí 54,7ha.
  • Khu 11: Khu tái định cư (số 3 – 36,5ha) & trung tâm công cộng 156,3ha.
  • Khu 12: Khu đại học 107,8ha.
  • Khu 13: Khu công viên, công trình công cộng khu vực & dân cư 190,6ha.
  • Khu C: Trung tâm kỹ thuật cao (Công ty LD Phú Mỹ Hưng) 51ha.
  • Khu 15: Khu công nghiệp sạch, nhà ở công nhân 250,8ha.
  • Khu D: Trung tâm lưu thông hàng hóa 2 (Công ty LD Phú Mỹ Hưng) 99,7ha.
  • Khu 17: Chợ đầu mối phía Nam và dân cư 126,6ha.
  • Khu E: Trung tâm lưu thông hàng hóa 2 (Công ty LD Phú Mỹ Hưng) 130,4ha.
  • Khu 19: Khu dân cư, trung tâm công cộng khu vực và công viên – vùng bổ sung phía Nam 245,9ha.
  • Khu 20: Khu công trình công cộng, khu đại học & tái định cư 63,8ha.
  • Khu 21: Vành đai công viên văn hóa & nghỉ ngơi.
  • Khu 22: Đất tuyến đường Nguyễn Văn Linh.

Như vậy, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng phát triển 5 cụm đô thị trên diện tích 750ha, gồm:

  • Trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng (Khu A).
  • Khu Làng Đại học (Khu B).
  • Khu Trung tâm Kỹ thuật cao (Khu C).
  • Trung tâm Lưu thông Hàng hóa II (Khu D).
  • Trung tâm Lưu thông Hàng hóa I (Khu E).

Các khu vực của Nam Sài Gòn

Khu đô thị Nam Sài Gòn được quy hoạch và thiết kế dựa vào đường xương sống Nguyễn Văn Linh, chia ra làm 3 khu vực tổ chức song song:

  1. Khu vực xuyên tâm Đường Nguyễn Văn Linh: dãy đô thị hiện đại và đồng bộ.
  2. Khu vực phía Bắc Đường Nguyễn Văn Linh: làng đại học Nam Sài Gòn, khu thể dục thể thao, công viên với nhiều cây xanh và đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.
  3. Khu vực phía Nam Đường Nguyễn Văn Linh: vành đai bảo tồn môi trường thiên nhiên.

Các khu định cư mới tại Khu đô thị Nam Sài Gòn

5 khu định cư mới tại khu đô thị có tổng diện tích 250ha gồm có:

  • Khu định cư Tân Quy Đông có diện tích 18,6ha, tại Ấp 1, Xã Tân Quy Đông, Quận 7.
  • Khu định cư Phước Kiểng có diện tích 65ha, tại Ấp 3 và Ấp 5, Xã Phước Kiểng, Huyện Nhà Bè.
  • Khu định cư Bình Hưng có diện tích 36,5ha, tại Ấp 1, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh.
  • Khu định cư Phong Phú có diện tích 80ha, tại Xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh.
  • Khu định cư An Phú Tây có diện tích 47ha tại Ấp 2, Xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh.

Quy hoạch và triển khai Khu đô thị Nam Sài Gòn mang ý nghĩa gì?

  • Mở rộng, xây dựng, phát triển TPHCM ra hường biển.
  • Thực hiện chính sách giãn dân, giải tỏa áp lực lên khu vực trung tâm thành phố, nơi đã hình thành lâu đời với hạ tầng lỗi thời và không đáp ứng đủ cho số lượng người tăng lên nhanh chóng.
  • Phát triển mạng lưới giao thông xuyên tâm thành phố và các đường vành đai để kết nối cộng đồng, tăng khả năng vận chuyển giữa các quận huyện TPHCM.
  • Tạo kết nối với các tỉnh khác như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, hình thành chùm đô thị và khu công nghiệp, được gọi là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Giải thưởng của Bản thiết kế đề án Khu đô thị Nam Sài Gòn

  • Giải thưởng kiến trúc đô thị lần thứ 42 của Tạp chí Kiến trúc Tiến Bộ – Mỹ vào năm 1995.
  • Giải thưởng Danh dự của viện kiến trúc Mỹ về thiết kế đô thị vào năm 1997.
  • Giải thưởng Residential Developments: Silver MIPIM Asia vào năm 2011.
  • Giải Global Award for Excellence Urban Land Institute (ULI) vào năm 2012.

Các công trình giao thông trọng điểm tại Khu đô thị Nam Nam Sài Gòn

  1. Nút giao Nguyễn Hữu Thọ & Nguyễn Văn Linh: giai đoạn 1 dài khoảng 480m, khởi công vào tháng 4/2020, vốn đầu tư là 830 tỷ đồng, dự kiến hoàn thiện vào cuối năm 2022. Giai đoạn 2 sẽ xây 2 cầu vượt, 2 hầm chui.
  2. Đọc thêm…
  3. Nút giao Tân Thuận & Nguyễn Văn Linh: triển khai hầm chui giảm tải kẹt xe tại khu vực, hiện tại chưa triển khai.
  4. Mở rộng Nguyễn Văn Linh: sẽ tiếp tục mở rộng Nguyễn Văn Linh mỗi bên lên 2 làn, hiện tại chưa triển khai.
  5. Đường Song Hành QL 50 – cầu Bình Tiên: kéo dài từ ngã 4 Tân Kim (Long An) đến Phạm Hùng, Quận 8, hiện tại chưa triển khai.
  6. Mở rộng QL50: mở rộng từ đoạn Phạm Hùng – Cần Giuộc (Long An) dài 8.6km, dự án đang trong quá trình giải tỏa mặt bằng. Đọc thêm…
  7. Cao tốc Bến Lức – Long Thành: đã khởi công từ tháng 7/2014, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được hơn 80% phần việc nhưng đã dừng thi công do vướng kinh phí, giai đoạn 3 được 40% và đang thi công cầm chừng. Đọc thêm…
  8. Metro số 4: kéo dài từ khu đô thị Hiệp Phước, Nhà Bè – Thạnh Xuân, Quận 12, có 32 ga, chiều dài khoảng 36,2 km, vốn đầu tư dự kiến 97.000 tỷ đồng, đang lên kế hoạch và tìm nhà đầu tư. Đọc thêm…
  9. Monorail số 2: từ QL50 – Thủ Thiêm – khu đô thị Bình Quới, Hàn Quốc tài trợ 2.04 triệu USD nghiên cứu tính khả thi.
  10. Cầu Thủ Thiêm 4: nối Phú Mỹ Hưng – Thủ Thiêm dài 2.16km, 6 làn xe, vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng, hiện đã xét duyệt phương án thiết kế tre. Đọc thêm…
  11. Cầu Nguyễn Khoái nối Quận 7 với Quận 1, có đường rẽ nhánh xuống Quận 4. Đọc thêm…
  12. Mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ: 6 – 8 làn xe, dài 7,5km, vốn đầu tư 8.470 tỷ đồng. Đọc thêm…
  13. Vành Đai 3: 4 – 8 làn xe, dài 89,3km, tổng vốn 55,805 tỷ đồng.
  14. Vành Đai 4: 6 – 8 làn xe, 197,6km, 98.537 tỷ đồng.

Phối cảnh Hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ

Hầm chui Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ giúp giải quyết nút thắt giao thông, làm cho Khu đô thị Nam Sài Gòn thêm đáng sống với việc di chuyển từ khu Nam vào Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh được dễ dàng hơn.

Cầu Thủ Thiêm 4

Đọc thêm về sự thay đổi thần kỳ của Khu đô thị Nam Sài Gòn tại bài viết sau của Báo Dân Trí.

5/5 - (20 bình chọn)

Leave a Reply