Trong mấy ngày gần đây thì chắc là anh chị và các bạn cũng đọc được rất nhiều bài báo, tới các kênh truyền thông đưa tin về “sốt đất” trên diện rộng và đa phần thì trong thời gian vừa rồi, sau Tết Nguyên Đán thì các tỉnh thành, cả các địa phương họ đều có những dấu hiệu giá đất tăng giá mạnh. Những điều này là tôi đã dự báo từ trước, anh chị có thể xem lại giai đoạn tháng 3 năm ngoái, khi mà dịch COVID bùng phát mạnh, cho đến tháng 7 thì tôi làm một số những chủ đề để khuyến nghị anh chị mua bất động sản dần, gom dần và chờ đợi một cái chu kỳ tăng giá mới.
Sau Tết là thời điểm mà người dân đổ bộ đi đầu tư bất động sản. Nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng nguyên nhân chính đây là chu kỳ tăng giá mới và tiền rẻ. Một cái làn sóng rút tiền từ ngân hàng rất lớn của người dân đổ vào thị trường bất động sản. Khi mà lãi suất ngân hàng giảm thì làn sóng rút ra để tìm kiếm một kênh đầu tư khác đó là điều tất yếu, tiền chỉ là chảy từ chỗ này sang chỗ khác, nó chỉ chảy từ kênh đầu tư này sang kênh đầu tư khác.
Nếu trường hợp anh chị có kiến thức, có kinh nghiệm thì anh chị sẽ biết cách để đặt cái đồng tiền của mình vào kênh đầu tư nào, vào thời điểm nào để nó sinh lời tốt nhất. Ngoài số tiền từ người dân nó còn có những nguyên nhân khác ví dụ như là từ thị trường chứng khoán, bao giờ kênh chứng khoán nó cũng chạy trước. Khi mà thị trường chứng khoán tăng sốt nóng thì sau một thời gian, sau khoảng vài tháng thì BĐS sẽ bắt đầu có những dấu hiệu nhen nhóm trở lại và dòng tiền từ chứng khoán đổ vào thị trường bất động sản thời điểm này nó cũng là một nguyên nhân.
Trên đây là một bài báo trên CafeF, thực ra có rất nhiều bài báo lại nói về vấn đề “sốt đất” thì trên đây là một bài báo của CafeF có tựa đề là “Cả xã hội quay cuồng trong cơn sốt bất động sản, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất”. Trước tiên thì tôi sẽ chia sẻ bài báo này và hướng dẫn anh chị, đưa ra cho anh chị một số khuyến nghị. Những cơn sốt đất trên diện rộng, trên toàn quốc kiểu như thế này thì đã xuất hiện cách đây 10 năm. Chúng tôi cũng đã trải qua những cơn sốt đất như vậy và nhìn thấy được hệ quả của nó, sau đây tôi xin phép được chia sẻ bài báo.
“Thời gian gần đây giá bất động sản tăng khắp nơi, giá tăng chóng mặt trung bình tăng 10% sau 1 tháng. Cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ sau 1-2 tháng. Nhiều người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2021, hiện tượng giá đất tăng trở lại nhiều địa phương đã tạo ra những cái cơn sốt đất rất khó tin. Về vấn đề này trước hết chúng ta cần hiểu rằng đất đai là loại hàng hóa có thể giữ lâu dài, khả năng sinh lợi cao. Hơn nữa lại luôn có mức giá thấp kể cả được đầu tư cơ sở hạ tầng. Bởi vì lẽ đó đầu tư vào đất vẫn luôn là loại hình được ưa chuộng của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vậy cơn sốt đất lần này thực hư ra sao?
Về nguyên nhân giá đất tăng, khung giá đất được chính quyền địa phương đồng loạt điều chỉnh tăng 15-20%, nhu cầu rất mạnh mẽ trên toàn thị trường nhưng việc phê duyệt đầu tư các dự án bất động sản, tạo ra nguồn cung vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Vì vậy nguồn cung trên thị trường bất động sản không được cải thiện vẫn còn thiếu, đặc biệt là các dự án ở phân khúc bình dân, nhà ở xã hội và các dự án đất nền. Chia sẻ đến đây thì tôi xin phép dừng lại để giải thích rõ cho anh chị hiểu về nguyên nhân giá đất tăng.
Đương nhiên một phần là do khung giá đất nhà nước tăng từ 15-20% nhưng đây không phải là nguyên nhân cốt lõi. Nguyên thứ hai có ghi khá là rõ là do khan hiếm nguồn cung chính tôi cũng đã từng làm chủ đề này vì nó thực chất là giai đoạn khủng hoảng. Bất động sản ở mười năm trước nó hơi khác so với cái giai đoạn khủng hoảng của dịch COVID năm 2020 và vì sao? Bởi vì thời điểm mười năm trước đấy là khủng hoảng về về nguồn cung do quá dư thừa và sau với thời điểm đó thì giá đất bất động sản đã giảm rất mạnh thậm chí giảm đến 60-70% tùy thuộc vào khu vực. Nhưng giai đoạn 2020, giai đoạn do dịch COVID 19 thì anh chị phải hiểu là trước đó, vào năm 2019 thì bắt đầu là có những siết chặt về một số những pháp lý, vậy nên nó làm khan hiếm nguồn cung. Một số dự án liên quan đến căn hộ chung cư hay là những dự án liên quan đến đất nền bị siết chặt vậy nên nguồn cung tung ra thị trường rất là hiếm bởi vì chính yếu tố thiếu nguồn cung như vậy nên đó là lý do vì sao mà trong năm 2020 khi toàn cầu xảy ra khủng hoảng thì thị trường bất động sản giá nó vẫn không giảm mạnh. Đương nhiên có giảm mạnh ở một số nước địa phương đã tăng nóng có bong bóng từ trước chẳng hạn như Đà Nẵng, Phú Quốc hay là một số địa phương mà có giá đất tăng nóng khác. Nhưng về tổng thể thì thị trường bất động sản không giảm.
Tôi xin phép chia sẻ tiếp nội dung bài báo: Lãi suất ngân hàng giảm sâu cộng với việc đầu tư ngắn hạn thời gian vừa qua và chứng khoán, vàng không có lời lớn nên nhiều nhà đầu tư nhanh chóng chốt lãi và đầu tư vào đất. Như vậy có thể nói đầu tư tăng trong khi lượng hàng khan hiếm khiến giá đất tăng mạnh đồng thời xuất hiện nhiều hiện tượng đầu tư bất chấp quy định pháp luật. Trong bài báo này cũng có đề cập đến lãi suất ngân hàng cụ thể là thời tiền rẻ được bơm ra thị trường rất là nhiều. Tiếp theo là dòng tiền từ chứng khoán cũng khá tương đồng với quan điểm của tôi. Trong bài báo có một câu mà tôi muốn nhấn mạnh với anh chị đó là “bởi vì lãi không lớn từ những kênh đầu tư chứng khoán hay là vàng vì vậy nên nhiều nhà đầu tư nhanh chóng chốt lãi và đầu tư vào đất”.
Tôi hi vọng là anh chị hiểu điều này, thực chất khi anh chị làm kinh doanh, đầu tư chứng khoán, hay đầu tư một số những kênh khác khi có dòng tiền thì cái kênh cuối cùng chúng ta bỏ vào cũng là bất động sản, cũng là nhà cửa thôi. Nên cá nhân tôi luôn có tư duy bất động sản là nơi giữ tiền chứ bây giờ anh chị cầm tiền và anh chị đi đầu cơ, anh chị tìm kiếm những vị trí mà tôi hay gọi là đất chỉ để cho bò ăn cỏ, cả chục năm sau cũng không có người đến ở vậy thì nó mang tính đầu cơ và nó không hề an toàn với số tiền của mọi người. Những mảnh đất kiểu như vậy thì khi mà cơn sốt đi qua thì chắc chắn anh chị muốn bán sẽ không bán được vì sẽ không ai mua. Vậy nên yếu tố về giá trị và tính thanh khoản là yếu tố quan trọng mà anh chị vẫn phải luôn nghĩ đến trong đợt sốt đất lần này.
Tôi xin phép chia sẻ tiếp “Thực trạng thị trường đất đai trên cả nước sau dịp Tết Nguyên Đán đến nay sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt từ tăng 10% sau 1 tháng, cục bộ một số nơi tăng từ 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nhà đầu tư đã rút tiền từ ngân hàng để tranh nhau đầu tư vào đất. Làm như thế là không đúng về kế hoạch và phát triển dự án thậm chí lợi dụng những ý kiến của lãnh đạo của nhà nước tạo dựng tài liệu giả để tung tin tạo sóng. Điều này tác động rất xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư thiếu kiến thức và kinh nghiệm, sau khi chia sẻ xong phần này thì tôi sẽ giải thích rõ hơn cho anh chị. Trong thời gian vừa rồi ở khu vực Hà Nội cụ thể là khu vực Quốc Oai, thực ra là nhiều nơi chứ không phải chỉ riêng khu vực này. Có điều đây là điển hình thôi, xuất hiện một số tài liệu có thông tin là tập đoàn Vingroup về đầu tư ở khu vực Quốc Oai có cả chữ ký của ông Phạm Nhật Vượng, nhưng mà đây chỉ là một tờ giấy photo thôi. Vậy nên là anh chị phải rất tỉnh táo khi mà đi trước đón đầu những bất động sản mang tính đầu tư dự án kiểu như thế này. Tìm hiểu kỹ thông tin và xác minh được thông tin thì khi đó mới đầu tư, tránh tâm lý đám đông rồi cuối cùng lại mua phải giá cao rồi còn bị hiện tượng bán đất không phù hợp với quy định pháp luật.
Nhiều môi giới thường xuyên tụ tập, tập hợp ở những khu vực này tạo ra sự sôi động, tung nhiều thông tin không có cơ sở đẩy giá lên từng giờ, từng ngày để lôi kéo nhà đầu tư vào cuộc. Đây chủ yếu là cò đất tự phát không phải lực lượng môi giới bất động sản chuyên nghiệp đang hoạt động tại các sàn giao dịch uy tín. Ở phía dưới này thì có phần kiến nghị chính quyền địa phương phải vào cuộc quyết liệt để kiểm soát mọi hoạt động sử dụng đất đai, thực hiện các dự án đầu tư giao dịch đất đai, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương, các hiện tượng sốt đất, quản lý các đối tượng tham gia chuỗi giá chào bán, tổ chức giao dịch trên địa bàn, cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương phát triển kinh tế quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn kịp thời phát hiện và xử lý hoạt động thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến thị trường, đặc biệt là những tin tức tạo dựng làn sóng sốt đất bất ổn ở địa phương. Anh chỉ phải biết dự báo hoặc phải tính toán được những thời điểm mà người dân về để ở được và khả năng lấp đầy nó là bao nhiêu? Đừng đổ xô đầu tư vào những mảnh đất đồng không mông quạnh rồi về sau cũng không ai xây nhà để ở thì theo anh chị những dự án nhà ở như thế là anh chị hiểu và lưu ý điều này hãy đóng vai người tiêu dùng cuối cùng, hãy đóng vai anh chị sẽ sinh sống ở trên mảnh đất đó trong tương lai trước khi quyết định đầu tư, hãy hiểu đúng bản chất bất động sản là cách giữ tiền.
Cố gắng đừng chạy theo đám đông để cuối cùng bị mắc cạn có thể là 5 năm, 10 năm. Bởi vì tôi có rất nhiều anh chị, bạn bè mua một bất động sản mà 10 năm sau bán vẫn lỗ. Đó là chưa kể đến chi phí cơ hội từ số tiền đó gửi ngân hàng đến bây giờ thì nó sẽ sinh ra được bao nhiêu tiền nữa. Tôi làm chủ đề này trước tiên muốn chúc mừng anh chị đã tin tưởng và nghe theo những suy nghĩ của tôi, gom và mua bất động sản ở trong giai đoạn trước, bây giờ thì cũng đã có những thành quả rất lớn. Ngoài ra chủ đề này tôi cũng muốn cảnh tỉnh anh chị những nhà đầu tư đang có ý định tham gia thị trường hãy hiểu rõ tính giá trị và tính thanh khoản trước khi rút tiền từ ngân hàng để đầu tư vào.
Trên đây là bài chia sẻ của Thiện Bình về chủ đề “Cả xã hội quay cuồng trong cơn sốt Bất Động sản sau Tết Nguyên Đán” người dân bỏ làm ăn để lao vào đầu tư đất”, nếu anh chị có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì hãy comment bên dưới nhé.
Xem thêm: