Dạo gần đây có một số anh chị khách hàng nhắn tin hỏi Thiện Bình về trường hợp mua nhà đất trên thực tế giá cao nhưng trên hợp đồng lại ghi giá thấp để đóng thuế nhẹ hơn, điều này đang trở nên dần phổ biến. Tuy nhiên, cũng bởi vì đối với những người mua bán không chuyên nhiều năm mới giao dịch một lần, chính vì thế những người mua bán theo dạng này có thể không nghĩ đến tình huống tranh chấp có thể xảy ra và chính tôi đã gặp những tình huống thực tế như vậy và phần thiệt luôn thuộc về người mua. Cảnh báo!!! Đang rộ lên hình thức mua bán đất “giá ảo”.
Chính vì thế, khi mua bán nhà đất kể cả là chung cư, các bạn nên ghi giá thật nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình, việc kéo giá thấp để trốn thuế như trên thì hiện nay không phải là ít, mặc dù Thiện Bình đã chia sẻ ở những chủ đề hướng dẫn đặt cọc trước đó thì mình luôn yêu cầu bên bán thanh toán toàn bộ khoản thuế và lệ phí phải nộp.
Tuy nhiên, thông thường thì quá trình thỏa thuận giá cả giữa người mua và bán đất đều được bên bán đề nghị ghi trong hợp đồng là giá thấp hơn để hai bên cùng có lợi. Ví dụ như là một căn nhà mua 2 tỷ, nếu theo quy định thì bên bán sẽ phải đóng 2% giá trị, như vậy bên bán sẽ phải nộp thuế là 40 triệu đồng còn bên mua sẽ phải nộp thuế trước bạ là 0,5% tức là 10 triệu đồng. Chưa kể là phải nộp những chi phí như là phí công chứng, như vậy người bán sẽ bị nộp thuế gấp nhiều lần so với người mua. Đây là quy định không cần phải bàn cãi vì nguyên tắc của việc nộp thuế là người bán nhà đất có thu nhập, nộp thuế là chuyện đương nhiên.
Chính vì vậy, bên bán thường thuyết phục thậm chí là ép bên mua ghi giá mua bán trong hợp đồng thấp hơn nhầm có lợi cho mình, không ít những trường hợp người mua không hiểu biết hoặc là vì muốn mua nhà đất đó nên chấp nhận theo đề nghị của bên bán. Ở những thời điểm mà nhà đất rút giá thì chuyện này xảy ra rất thường xuyên, vì lúc đó hầu như bên mua có nhu cầu hơn nên phải chiều theo ý bên bán không riêng gì đất thổ cư mà kể cả là những chủ đầu tư có các dự án nhà ở, căn nhà mua bán trên thực tế giá 3 tỷ đồng nhưng trong hợp đồng chỉ ghi 2 tỷ đồng hoặc thấp hơn tùy theo sự chấp thuận của bên mua.
Nhìn vào giá mua bán chắc chắn nhiều cơ quan sẽ thấy ngay sự bất hợp lý nhưng với các phòng công chứng thì họ chỉ có nhiệm vụ chứng nhận việc giao dịch, thu phí và không can thiệp vào giá mua bán của hai bên. Với các cơ quan thu thuế, họ cũng chỉ lên tiếng khi giá mua bán nhà đất thấp hơn so với khung giá của nhà nước quy định để tính lại thuế còn thường thì vẫn căn cứ theo hợp đồng mua bán.
Như tôi được biết thì sẽ có những người mua cẩn thận hơn khi ngoài hợp đồng mua bán, công chứng sẽ còn có thêm giấy tờ viết tay theo giá mua bán thực tế giữa hai bên nhưng trường hợp này thường chỉ áp dụng cho bên mua bán nhà đất riêng lẻ còn các chủ đầu tư dự án thì làm theo hình thức này.
Nếu các bạn đồng ý với hình thức mua bán giá cao nhưng ghi trên hợp đồng giá thấp rõ ràng là hành vi đồng lõa với người mua để gây thất thu thuế cho nhà nước và điều này là sai quy định. Mặt khác, việc trả giá chênh ngoài hợp đồng để trốn thuế thì cả bên mua và bên bán đều chịu rủi ro, đặc biệt là rủi ro nhất vẫn ở bên mua.
Có thể xảy ra những trường hợp mà bên bán lật lọng, không bán nữa và nộp đơn yêu cầu cơ quan giải quyết, lúc này thì mảnh đất đó sẽ xảy ra tranh chấp ngay lập tức, khi ra Tòa thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ theo hợp đồng mua bán công chứng có ghi giá ảo, còn giấy tờ viết tay là giá thật thì không có giá trị pháp lý, lúc này thì cực kỳ bất lợi cho các bạn. Chính vì thế các bạn nên cẩn thận vẫn hơn, đó là lời khuyên mà tôi dành cho những người đã và đang đánh cược với việc mua bán nhà đất với giá ảo.
Trên đây là bài chia sẻ của Thiện Bình về chủ đề “Cảnh báo!!! Đang rộ lên hình thức mua bán đất “giá ảo”, nếu anh chị có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì hãy comment bên dưới nhé.
Xem thêm: