Nhà Bè lên quận – bất động sản khu Nam Sài Gòn nóng sốt

Thông tin Nhà Bè lên quận không phải là câu chuyện mới hay là thông tin một ngày một bữa nói là làm. Được biết Huyện Nhà Bè (TP.HCM) đang thực hiện nhiều biện pháp để hiện thực hóa quyết tâm lên quận vào năm 2025 để phù hợp với chủ trương phát triển đô thị thông minh và định hướng đô thị bền vững của thành phố. Nền kinh tế của Nhà Bè sẽ được phát triển theo định hướng công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Trong bài viết này, Thiện Bình xin đi vào phân tích vấn đề Nhà Bè lên quận dựa vào chính sách của các cấp chính quyền, hạ tầng có sẵn, hạ tầng trong tương lai, tình hình bất động sản,…

Tổng quan huyện Nhà Bè

  • Vị trí: Đông Nam TPHCM, cách trung tâm thành phố 12km.
    • Phía Bắc: giáp Quận 7, TP.HCM.
    • Phía Nam: giáp huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
    • Phía Đông giáp huyện Cần Giờ và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
    • Phía Tây giáp huyện Bình Chánh.
  • Tổng diện tích: 100,41 km2.
  • Đơn vị hành chính: có 6 xã và 1 thị trấn là thị trấn Nhà Bè, các xã Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức, Phú Xuân (huyện lỵ), Phước Kiển, Phước Lộc.
  • Dân số: 540.000 người.
  • Website: http://www.nhabe.hochiminhcity.gov.vn.

Thông tin cần biết – Nhà nước quy định điều kiện để được lên quận như thế nào?

Điều 6 Nghị định 62/2011/NĐ-CP có ghi các điều kiện để huyện của thành phố trực thuộc trung ương như sau:

  1. Quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập khi đạt các tiêu chuẩn sau đây:
  2. a) Mật độ dân số lớn hơn 10.000 người/km2.
  3. b) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 90% trở lên so với tổng số lao động.
  4. c) Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ – du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 90% trở lên.
  5. d) Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh. đ) Có quy hoạch phân khu đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với trường hợp quận được thành lập để mở rộng khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm đ và đạt từ 70% trở lên mức tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Chủ trương của chính quyền TPHCM và Nhà Bè về việc lên quận

Vào ngày 30/11/2019 – ngày thứ hai của hội nghị Thành uy TPHCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhận định Nhà Bè sẽ sớm lên quận so với các huyện còn lại trước năm 2025. Trong thời gian đó, kinh tế chủ yếu là về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, hầu như không còn người dân làm nông nghiệp.

Từ năm 2020, nhiều điều kiện thuận lợi đã tạo nên đường nét rõ ràng hơn về việc trở thành một quận của TPHCM vào năm 2025. Ông Võ Phan Lê Nguyễn – Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè chia sẻ huyện sẽ sử dụng quỹ đất, chính sách, nguồn lực một cách hiệu quả, cũng như cam kết đồng hành, tạo điều kiện tốt cho nhà đầu tư. Nhà Bè chú trọng khai thác đất để phát triển du lịch đi kèm với mảng xanh, đẩy mạnh logistics, cộng nghiệp phụ trợ, giáo dục – y tế, nhất là phát triển bất động sản nhà ở.

Bình sẽ trình bày rõ hơn trong phần Khi nào Nhà Bè lên quận? Lộ trình Nhà Bè lên quận? ở dưới.

Hạ tầng là lực đẩy mạnh – đường và cầu nối các con phố trong huyện và liên quận

Đường Nguyễn Hữu Thọ là tuyến đường chính của huyện Nhà Bè. Sông Rạch Đĩa thơ mộng uốn cong mềm mại là ranh giới tự nhiên của Quận 7 và Huyện Nhà Bè. Khi đi theo Nguyễn Hữu Thọ hướng xuống Hiệp Phước, vừa qua Cầu Rạch Đĩa sẽ bị choáng ngợp bởi hàng loạt tòa nhà cao tầng với công năng nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại và các khu nhà thấp tầng với những căn biệt thự, nhà phố liền kề, nhà phố thương mại. Đoạn đường từ nút giao với Nguyễn Văn Linh tới Cầu Bà Chiêm có 6 làn xe nên giao thông tại đây khá thông suốt.

Đọc chi tiết về Đường Nguyễn Hữu Thọ – tuyến đường huyết mạch Nam Sài Gòn

Chung cư Sunrise Riverside Novaland trên đường Nguyễn Hữu Thọ

Đoạn đường Nguyễn Văn Tạo cũng được xây dựng sạch đẹp để nối thẳng đế điểm cuối của huyện Nhà Bè. Ngoài ra, có thể thấy trên trục đường Bắc – Nam đi qua Nhà Bè, các cây cầu Rạch Đĩa, Cầu Bản 3, Cầu Phước Kiểng, Cầu Bà Chiêm 1, Cầu Hiệp Phước, Cầu Kênh Lộ được xây dựng đầy đủ để đảm bảo giao thông xuyên suốt huyện.

Một đoạn cao tốc Bến Lức Long Thành ngang qua Đường Nguyễn Văn Tạo Nhà Bè

Một đoạn cao tốc Bến Lức Long Thành ngang qua Đường Nguyễn Văn Tạo Nhà Bè.

Ngày 12/10/2020, cầu Phước Lộc cũng đã hợp long nên năm sau việc di chuyển qua Xã Phước Lộc và Xã Phước Kiển sẽ thuận lợi hơn. Cây cầu giúp tăng kết nối bên trong huyện để phát triển các mặt khác nhanh và mạnh hơn.

Dự án nào được trông đợi để đưa Nhà Bè lên quận nhanh hơn?

Nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ là điểm ùn ứ vào giờ cao điểm sẽ được sớm giải quyết bởi vì công trình hầm chui đã khởi công vào tháng 4/2020, dự kiến hoàn thành trong vòng 2 năm (thực tế, 1 nhánh sẽ hoàn thành sau 1 năm).

Đọc chi tiết về Hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ

Phối cảnh Hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ

Đường Nguyễn Hữu Thọ tiếp tục được thành phố đầu tư mở rộng nối thông suốt đến Khu đô thị Cảng Hiệp Phước nơi có cảng biển quốc tế, khu công nghiệp. Đã để sẵn đất cho việc mở rộng ở giữa con đường nên việc triển khai sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thành phố đã bàn giao Ban quản lý khu Nam, UBND huyện Nhà Bè xây dựng kế hoạch mở rộng Nguyễn Hữu Thọ.

Tuyến Metro số 4 đã có bản quy hoạch cụ thể, chiều dài, tuyến đường, vị trí các ga. Metro số 4 dài 36,2 km sẽ bắt đầu từ Phường Thạnh Xuân Quận 12, ngang Hồ Con Rùa Quận 3, ghé qua Chợ Bến Thành Quận 1, theo Đường Hoàng Diệu Quận 4 và Nguyễn Thị Thập Quận 7, sau đó đến nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ để men theo Nguyễn Hữu Thọ đi đến điểm kết thúc là Khu đô thị Cảng Hiệp Phước. Hiện dự án đã lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, lập hồ sơ cắm mốc giới và bàn giao cho địa phương để quản lý quy hoạch. Ban quản lý đang trong thời gian kêu gọi đầu tư.

Đọc chi tiết về Tuyến Metro số 4

Metro-so-4-qua-nguyen-huu-tho

Khu đô thị Cảng Hiệp Phước – với hệ thống 4 cảng biển quốc tế

Nếu như Quận 7 có Khu chế xuất Tân Thuận thì Huyện Nhà Bè có Khu công nghiệp Hiệp Phước. Thiện Bình xin phân tích rõ hơn về những tên gọi vẫn được mọi người dùng để nói về khu này. Khu đô thị Cảng Hiệp Phước được quy hoạch trên khu đất có diện tích lên đến 3.911,99ha. Trong Khu đô thị Cảng Hiệp Phước có Khu công nghiệp Hiệp Phước 1.300 ha (giai đoạn 1 rộng 311 ha đang hoạt động), Khu đô thị Hiệp Phước 1.343 ha, khu cảng với 4 cảng biển quốc tế (3 cảng đang hoạt động). Như vậy, có thể thấy rằng Khu đô thị Cảng Hiệp Phước vô cùng rộng lớn và là một sự kết hợp hoàn hảo giữa khu công nghiệp, cảng biển và khu dân cư. Khu công nghiệp Hiệp Phước là khu công nghiệp có quy mô lớn nhất TPHCM và có một lợi thế lớn là cảng biển ngay bên trong, giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển, thủ tục hải quan,… Số vốn đầu tư cho giai đoạn 1 khu công nghiệp hơn 43.000 tỷ đồng và đã góp phần tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động.

Đọc chi tiết về Khu đô thị Cảng Hiệp Phước

Khu đô thị Cảng Hiệp Phước

Bộ mặt đô thị phát triển và mở rộng không ngừng

Dọc theo đường Nguyễn Hữu Thọ ở địa bàn Xã Phước Kiển là các khu dân cư cao cấp với tiện ích hiện đại (hồ bơi, gym, công viên, khu tập thể dục, khu vui chơi trẻ em,…), môi trường sống tốt, cộng đồng văn minh, an ninh đảm bảo 24/24 bởi công ty bảo vệ,… Được biết rằng con đường này vốn được mệnh danh là con đường tỷ đô bởi nhiều ông lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Phú Long (Sovico Holdings), Keppel Land, Phú Mỹ Hưng, Novaland,… thi nhau triển khai dự án.

Như vậy, cùng với các khu đô thị lâu đời hình thành từ xưa dọc theo tuyến đường Lê Văn Lương, Xã Phước Kiển đã dần thay đổi bộ mặt vốn trước kia là vùng đầm lầy, hoang hóa ít người sinh sống. Diện mạo đô thị đã dần hình thành rõ nét hơn, có nhiều đổi mới đã tạo đà phát triển tiếp tục cho toàn xã cũng như toàn huyện.

Con người – dân số – cơ cấu kinh tế

Tháng 10/2020, ông Lê Quốc Khanh, chủ tịch UBND xã Phước Kiển cho hay có hơn 55.000 người đang sinh sống tại địa bàn xã. Ấp 1 và ấp 2 tập trung đông dân địa phương, sống từ nhiều đời trước. Còn lại là cư dân mới, đến ở tại các dự án dọc theo Nguyễn Hữu Thọ. Số lượng tòa nhà chung cư đã bàn giao tại đây đã là vài chục, trong tương lai cư dân còn dọn về đông hơn tại các dự án đang triển khai và xong sớm trong 1 – 3 năm.

Theo ông Khanh, tại Xã Phước Kiểng, các tiêu chuẩn nông thôn mới với đầy đủ điện, đường, trường, trạm phục vụ đời sống người dân đều đạt yêu cầu. Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020 là 68 triệu, vượt qua chỉ tiêu 60 triệu. Hộ nghèo chỉ còn 0,41% và hộ cận nghèo chỉ còn 0,72%.

Theo Quyết định 6015/QĐ-UBND về quy hoạch xây dựng huyện Nhà Bè, tính đến năm 2020, huyện có diện tích hơn 10.055ha, dân số khoảng 540.000 người, chỉ còn khoảng 200 hộ dân làm nghề nông. Khả năng Nhà Bè là huyện đầu tiên thành quận trong 5 huyện ngoại thành TPHCM là rất cao.

Nhà Bè được gì khi lên quận?

Điều đầu tiên phải kể đến là người dân Nhà Bè sẽ được hưởng các cơ chế chính sách dành cho quận nội thành như các quận khác Quận 1, 2, 3, Phú Nhuận, Tân Bình,… Nhà Bè sẽ được gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các chính sách an sinh xã hội. Lực lượng công an cảnh sát đông hơn thì tình hình an ninh trật tự tốt hơn. Nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhiều hơn sẽ làm bàn đạp cho sự phát triển của toàn khu vực. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cũng theo tiêu chuẩn mới. Số lượng cán bộ nhà nước tăng giúp cho các thủ tục hành chính được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn. Hệ thống y tế giáo dục sẽ được chú trọng, mở hoặc nâng cấp bệnh viện, trường học xây mới sẽ đem đến nhiều lợi ích cho người dân. Hiện tại ở Nhà Bè có làng đại học, nơi đó sẽ mọc lên nhiều ngôi trường chất lượng và thu hút học sinh từ miền Tây Nam Bộ, các quận của TPHCM, và các vùng khác về học.

Nhà Bè được gì khi lên quận?

 

Khi nào Nhà Bè lên quận? Lộ trình Nhà Bè lên quận?

Tháng 7/2020 – Hội nghị phát triển kinh tế, đô thị trên địa bàn Nhà bè

Ngày 17/7 vừa qua, tại Hội nghị phát triển kinh tế, độ thị huyện Nhà Bè, Ông Võ Phan Lê Nguyễn – Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, đã đưa ra mục tiêu phải cơ bản đưa huyện Nhà Bè thành quận trước năm 2025. Hiện tại, các dự án để nâng cấp hạ tầng cơ sở cho huyện Nhà Bè, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để lên quận theo đúng yêu cầu đã được UBND thành phố Hồ Chí Minh triển khai. Cụ thể tiến độ như bên dưới:

  • Phê duyệt quy hoạch xã Hiệp Phước trở thành khu đô thị cảng lớn nhất ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh.
  • Khu đô thị Nhơn Đức – Nhà Bè qui mô 350ha đã hình thành. Đây sẽ là nơi sống lý tưởng bậc nhất Nhà Bè, người dân sống an lành, thoải mái nhất, với mô hình đô thị hiện đại với nhiều cây xanh, mặt nước, không gian công cộng.
  • Nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm đã và đang trong giai đoạn triển khai, được kì vọng sẽ mang đến sự thay đổi vượt bậc cho bộ mặt khu đất Nam Sài Gòn và huyện Nhà Bè:
    • Cầu vượt Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ giúp cho việc lưu thông giữa nhà Bè với các quận trung tâm như: quận 7, quận 4, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Dự án khởi công vào tháng 4/2020, công trường vẫn làm việc xuyên Tết, dự kiến xong trong 1 – 2 năm.
    • Quy hoạch Cầu Cần Giờ giúp kết nối giữa huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ dễ dàng hơn.
    • Cao tốc Bến Lức – Long Thành có 3 giai đoạn, 2 giai đoạn xong hơn 80%, 1 giai đoạn hơn 40%.
    • Trong bản phê duyệt quy hoạch lên quận cho huyện Nhà Bè trước năm 2025 có đề cập đến việc xây dựng khu đô thị cảng Hiệp Phước định hướng trở thành một trong những đô thị cảng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cạnh tranh với Singapore.
    • Cụm cảng biển nằm dọc sông Soài Rạp như: cảng container quốc tế SPCT, cảng quốc tế Long An, Tân cảng Hiệp Phước và khu công nghiệp Hiệp Phước đang là thế mạnh thu hút vốn đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế.
    • Quy hoạch xây dựng tuyến đường metro số 4 – công trình mang tính đột phá lớn đối với quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng để Nam Sài Gòn và Nhà Bè nhanh chóng thay đổi bộ mặt.

Hội nghị phát triển kinh tế, đô thị trên địa bàn Nhà bè ngày 17/7/2020

Hội nghị phát triển kinh tế, đô thị trên địa bàn Nhà bè ngày 17/7/2020.

Tháng 5/2020 – Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2020-2025: Sử dụng nguồn lực hiệu quả  – thu hút nhà đầu tư: định hướng của chính quyền Nhà Bè là mấu chốt

Tháng 5-2020, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII đã thông qua Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo. Nội dung được thông qua được xây dựng trên dựa vào mục tiêu phát triển Nhà Bè theo hướng đô thị bền vững, kinh tế – xã hội và chuẩn bị cơ bản các điều kiện để Nhà Bè sớm trở thành quận của thành phố. Huyện tập trung vào các nhóm giải pháp về chính sách, về quy hoạch, về đầu tư, về nguồn vốn, cải cách hành chính và công nghệ. Giải pháp quy hoạch và giải pháp huy động nguồn vốn được đặt lên trên hết. Trong đó, huyện hướng đến phủ kín quy hoạch 1/2000 toàn huyện.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII đã thông qua Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2020-2025

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII đã thông qua Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2020-2025.

Ông Võ Phan Lê Nguyễn – Phó chủ tịch UBND Nhà Bè chia sẻ rằng huyện đang dồn mọi nguồn lực trong đầu tư xây dựng, coi trọng phát huy nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển hạ tầng giao thông vốn là nền tảng cho phần lớn phát triển về kinh tế và xã hội. Dưới đây xin liệt kê các dự án trọng điểm về giao thông, nhà ở:

  • Khởi công xây dựng đường Nguyễn Bình nối dài kèm khuyến khích phát triển các dự án nhà ở dọc theo hành lang đường;
  • Phát triển các dự án dọc theo đường Nguyễn Hữu Thọ, tuyến đường 15B;
  • Đầu tư mở rộng tuyến Lê Văn Lương;
  • Xây dựng các công trình phục vụ tuyến metro số 4;
  • Nối dài đường Phạm Hùng làm trục kết nối TP.HCM và Long An, Tiền Giang;
  • Dự án xây dựng đầu mối trung chuyển hành khách xe buýt tại xã Phú Xuân;
  • Quy hoạch khu đô thị mới xã Phước Kiển định hướng kết nối với quận 7;
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức…
  • Xây dựng kế hoạch mở rộng Nguyễn Hữu Thọ

Huyện đã lập quy hoạch các khu đất để thu hút nhà đầu tư về phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa, lên quận. Các khu đất lớn được quy hoạch tại Nhà Bè có:

  • Khu công viên du lịch xanh 166ha tại xã Long Thới;
  • Khu vực phát triển công nghiệp phụ trợ và bến bãi logistics ở khu vực xã Long Thới (tiếp giáp với cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Nguyễn Hữu Thọ);
  • Khu đào tạo đại học khoảng 116ha và khu trung tâm y tế kỹ thuật cao khoảng 41,9ha ở xã Long Thới;
  • 50ha ở xã Nhơn Đức phù hợp làm hoa viên nghĩa trang.
  • Khu đô thị Cảng Hiệp Phước rộng gần 4.000 ha.

Là một trong những quận huyện có lợi thế về giao thông đường thủy, nhất là cảng biển ở sông Soài Rạp, Nhà Bè kết nối tốt với bến Bạch Đằng và các cảng biển khác ở TPHCM, di chuyển tới Cần Giờ, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Doanh nghiệp có thể đầu tư công trình thủy, sử dụng hiệu quả quỹ đất ven sông rạch, phát triển du lịch đường thủy,…

Tháng 2/2020, sáp nhập Chi cục Thuế quận 7 và Chi cục Thuế huyện Nhà Bè

Ngày 26/2/2020, Bộ Tài chính công bố quyết định sáp nhập Chi cục Thuế huyện Nhà Bè và Chi cục Thuế quận 7 thành Chi cục Thuế khu vực quận 7 – Nhà Bè. Đây là chi cục thuế khu vực đầu tiên của TP. Hồ Chí Minh, thông tin này là tín hiệu đáng mừng và mở thêm rộng đường cho việc lên quận của Nhà Bè.

Tháng 11/2019 – Hội nghị Thành ủy TP.HCM

Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị Thành ủy TP.HCM vào ngày 30/11/2019 đã phát biểu: “Nguyên tắc các huyện là có nhiều đất làm nông nghiệp. Như vậy, lúc đó gọi là huyện hay là gì? Sao gọi là huyện được? Vì huyện là nông thôn, nông thôn thì phải có nông nghiệp”. Ông nhận định rằng “Nếu có huyện nào lên quận chắc chắn Nhà Bè là huyện lên quận đầu tiên vì hầu như không còn làm nông nghiệp”.

Tính tại thời điểm diễn ra hội nghị, Nhà Bè có 9.329 hộ kinh doanh và 4.645 doanh nghiệp. Số hộ làm nông nghiệp rất thấp, diện tích đất nông nghiệp chỉ 3%. Dự báo chỉ còn 109 hộ làm nông nghiệp, chiếm 0,1% dân số toàn huyện vào năm 2025 và con số sẽ về 0 trong năm 2030. Trong khi đó, huyện Hóc Môn có tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm 21%. Về cơ cấu đất, Nhà Bè không phải là huyện nữa.

Nhà Bè lên quận làm bất động sản khu Nam Sài Gòn nóng sốt

Có tốc độ đô thị hóa cao bậc nhất TPHCM, Nhà Bè thu hút hàng loạt chủ đầu tư lớn về xây dự án. Nhiều yếu tố kết hợp như vị trí tốt, hạ tầng ổn, chủ đầu tư uy tín,… đã khiến cho nhiều khách hàng đổ về Nhà Bè mua nhà đất. Điều đương nhiên có thể nhận ra rằng giá đất vì thế mà tăng lên nhanh chóng. Sau đây Thiện Bình xin đưa ra một số ví dụ cụ thể dựa vào khảo sát của các nguồn uy tín như Báo Thanh Niên, Batdongsan.com.vn,…

Năm 2019, giá đất trên đường Nguyễn Hữu Thọ khoảng 50 – 70tr/m2. Đến năm 2021 thì giá đã lên 100tr/m2. Còn nếu so với năm 2016 thì giá đất trên đường này tăng 60 – 70%. Trên đường Nguyễn Văn Tạo, giá đất tăng gấp đôi so với thời điểm 2 năm trước. Mặt tiền đường Nguyễn Văn Tạo đất có giá 60tr/m2, đất vườn giá 7 – 8tr/m2, đất ở tại xã Hiệp Phước khoảng 40tr/m2. Đất trên đường Lê Văn Lương tăng giá từ 80 – 100% so với năm 2016.

Bảng quảng cáo đất Nhà Bè

Một quảng cáo đất Nhà Bè tại khu dân cư Thái Sơn 1, phía sau lưng dự án đang thu hút nhiều khách hàng là Celesta Nhà Bè của Keppel Land & Phú Long.

Ở huyện Cần Giuộc Long An, đất cũng “ăn theo” mà lên giá. Một nền 100m2 tại huyện này không còn giá vài trăm hay 1 tỷ mà đã lên 1,8 – 2,5 tỷ đồng. Dự án nằm ở khu trung tâm hay ven sông giá cao hơn vài trăm triệu mỗi 100m2. Vậy mà các nhà đầu tư vẫn “tích cực” săn hàng “ngon” để mua lại.

Khu công nghiệp Long Hậu Cần Giuộc Long An

Đất xung quanh Khu công nghiệp Long Hậu Cần Giuộc Long An, nơi tiếp giáp với Nhà Bè, đã hơn 30tr/m2.

Theo kết quả phân tích, 60% người dân sở hữu đất tại Nhà Bè là để ở, 40% chủ sở hữu mua với mục đích đầu tư, giữ tiền, chờ tăng giá.

Trong thời kì Covid-19 đang hoành hành, thị trường bất động sản nói chung chững lại. Tuy nhiên, với tín hiệu “đèn xanh” từ các cấp nhà nước, cụ thể là phê duyệt quy hoạch lên quận vào tháng 7/2020, bất động sản Nhà Bè trở nên nhộn nhịp. Thêm nhiều nhà đầu tư săn tìm “hàng tốt”, ông lớn về thu gom đất hay triển khai dự án trên đất đã mua. Celesta Rise của hai chủ đầu tư kì cựu Keppel Land từ Singapore và Phú Long của Tập đoàn Sovico Holdings với vị nữ chủ tịch Nguyễn Thị Phương Thảo, với hãng bay Vietjet Air, đã mở bán từ năm 2020, cháy hàng sau thời gian ngắn. Celesta Heights mở bán vào giữa năm 2021 là điểm sáng cho thị trường bởi sự đẳng cấp, tiêu chuẩn quốc tế, tiện ích sang trọng và độc đáo,…

Tiện-ích-Celesta-Heights-Công-vien-nước-cho-trẻ-em

Hàng chục ttiện ích cao cấp mới lạ, độc đáo là lý do khiến Celesta nóng sốt.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về dự án, xem thông tin hình ảnh, tham quan thực tế dự án, xem bảng giá, chỉ cần liên lạc với Thiện Bình theo khung chat nhanh trên trang web này hoặc điện thoại/Zalo 0909190247 để được tư vấn nhiệt tình 24/24.

Đọc về 2 dự án HOT nhất Nhà Bè mà Thiện Bình viết rất chi tiết theo link bên dưới:

Phối cảnh Celesta Heights

Bình cũng muốn giới thiệu thêm dự án Zeitgeist Xii GS Metrocity Nhà Bè, đang trong giai đoạn triển khai Zeit XII River County 1 – khu thấp tầng với shophouse, biệt thự, nhà phố gây sốt thị trường bởi những khách hàng đăng kí booking phải bốc thăm giành quyền mua, kết quả là cháy hàng. Hiện tại, dự án đang xây dựng rầm rộ và chuyển nhượng diễn ra sôi động. Dự án Hiệp Phước Habour View tại Cần Giờ, Long An có giá hơn 20tr/m2, được quy hoạch bài bản, nhất là nằm ven sông nên rất đẹp.

Đánh giá post

Leave a Reply